Không chỉ những bạn trẻ mới đi làm mà không ít người có thâm
niên công tác vẫn cảm thấy mông lung, khó định hướng khi phải hài hòa rất nhiều
mối quan hệ và vô số các nghi lễ khác nhau nơi công sở? Một số nguyên tắc cho
những tình huống giao tiếp văn phòng dưới đây sẽ là những kinh nghiệm không thừa
cho mỗi chúng ta.
![]() |
Giao tiếp văn phòng |
Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ nhất – Tôn trọng danh thiếp
Trao đổi danh thiếp khi gặp gỡ ban đầu là việc làm phổ biến
bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau của dân công sở. Nó thể hiện rằng, bạn đánh giá
cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai và mỗi một nền
văn hóa có một hình thức trao danh thiếp riêng. Song điểm chung cần lưu ý là
khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó. Sẽ không
hại gì khi nhớ tên của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu
thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất.
Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ hai – Làm hài lòng các “cây cao bóng cả”
Bằng việc luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc
có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể
hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai
trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác. Bạn cần phải hiểu rằng họ
có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản
thân họ (dĩ nhiên không tính những thành phần “con ông cháu cha”).
Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ ba – Động lực qua các khẩu hiệu
Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp
vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty
như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành.
Vì thế, mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ
phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần ý thức
được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất. Hãy ghi
các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạn
cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi.
Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ tư – Văn phòng không phải toà án
Đối với nhiều người, một không khí làm việc quá nghiêm túc
thật sự gây ngột ngạt. Bạn không cần phải coi văn phòng của mình như thánh địa,
nhưng cũng không có lý do gì để cư xử như thể đó là nhà đứa bạn thân của bạn. Một
hình ảnh và tư cách chuyên nghiệp sẽ làm tăng sự tôn trọng đối với công việc và
nhờ đó làm tăng năng suất. Đồng thời, biết cư xử, xã giao và thoải mái với đồng
nghiệp bên ngoài nơi làm việc, bạn sẽ được sống với chính mình.
>> Nguồn: Kyna.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét