Học tiếng Anh nội trú Benative

Mô hình học tiếng Anh Homestay độc đáo, học - ăn - ở cùng Tây 24/7, môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Từ vựng tiếng Anh chủ đề nhà bếp


Chủ đề nhà bếp – một chủ đề rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Để học tiếng Anh về chủ đề này trước hết bạn phải học từ vựng tiếng Anh chủ đề nhà bếp. Cách học từ vựng chủ đề này hiệu quả là bạn học trực quan và áp dụng vào giao tiếp hằng ngày. Mời bạn xem bài viết dưới đây.

Từ vựng tiếng Anh chủ đề nhà bếp

 

1. Từ vựng tiếng Anh về thiết bị phòng bếp

- fridge (viết tắt của refrigerator): tủ lạnh
- coffee pot: bình pha cà phê
- cooker: bếp nấu
- dishwasher: máy rửa bát
- freezer: tủ đá
- kettle: ấm đun nước
- oven: lò nướng
- stove: bếp nấu
- toaster: lò nướng bánh mì
- washing machine: máy giặt

2. Từ vựng tiếng Anh về đồ dùng trong bếp

- bottle opener: cái mở chai bia
- chopping board: thớt
- colander: cái rổ
- corkscrew: cái mở chai rượu
- frying pan: chảo rán
- grater hoặc cheese grater: cái nạo
- juicer: máy ép hoa quả
- kitchen foil: giấy bạc gói thức ăn
- kitchen scales: cân thực phẩm
- ladle: cái môi múc
- mixing bowl: bát trộn thức ăn
- oven cloth: khăn lót lò
- oven gloves: găng tay dùng cho lò sưởi
- rolling pin: cái cán bột
- saucepan: nồi
- scouring pad hoặc scourer: miếng rửa bát
- sieve: cái rây
- tin opener: cái mở hộp
- tongs: cái kẹp
- tray: cái khay, mâm
- whisk: cái đánh trứng
- wooden spoon: thìa gỗ
- knife: dao
- fork: dĩa
- spoon: thìa
- dessert spoon: thìa ăn đồ tráng miệng
- soup spoon: thìa ăn súp
- tablespoon: thìa to
- teaspoon: thìa nhỏ
- carving knife: dao lạng thịt
- chopsticks: đũa
- cup: chén
- bowl: bát
- crockery: bát đĩa sứ
- glass: cốc thủy tinh
- jar: lọ thủy tinh
- jug: cái bình rót
- mug: cốc cà phê
- plate: đĩa
- saucer: đĩa đựng chén
- sugar bowl: bát đựng đường
- teapot: ấm trà
- wine glass: cốc uống rượu

3. Từ vựng tiếng Anh khác về đồ dùng trong bếp

- bin: thùng rác
- cling film (tiếng Anh Mỹ: plastic wrap): màng bọc thức ăn
- cookery book: sách nấu ăn
- dishcloth: khăn lau bát
- draining board: mặt nghiêng để ráo nước
- grill: vỉ nướng
- kitchen roll: giấy lau bếp
- plug: phích cắm điện
- tea towel: khăn lau chén
- shelf: giá đựng
- sink: bồn rửa
- tablecloth: khăn trải bàn
- washing-up liquid: nước rửa bát
Còn chần chừ gì nữa mà không bổ túc ngay từ vựng tiếng Anh chủ đề nhà bếp phía trên vào kho từ vựng tiếng Anh của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc bạn luôn học tập tốt!

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Cách phân biệt cách sử dụng Say, Tell, Talk và Speak


Đều mang nghĩa chỉ các động từ chỉ hành động nói,  “say”, “tell”, “talk”, “speak” lại lỗi phổ biến của nhiều người học tiếng Anh mà nhiều người mắc phải . Ngay cả với nhiều người bản ngữ, họ dùng một cách chính xác các từ trên trong từng ngữ cảnh, nhưng vẫn khó lý giải bốn từ khác nhau như thế nào. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để biết cách phân biệt chúng nhé.


Cách phân biệt cách sử dụng  Say, Tell, Talk và Speak

SAY

“Say” là động từ mang nghĩa “nói ra” hoặc “nói rằng”, chú trọng nội dung được nói ra.
Ví dụ:
– She said (that) she had a flu.
– You’ve said “I love you” in Korean. Could you say that again?
Ở cả 2 ví dụ trên, ta thấy rằng sau “say” là đại từ “that” nhằm mục đích nhắc lại cụm danh từ ở phía trước, hoặc là một mệnh đề
Ví dụ:
Chúng ta dùng “say” để nhấn mạnh những gì chúng ta muốn nói. Đó chính là nội dung được nói ra.

TELL

 “Tell” là động từ mang nghĩa “kể, nói với ai điều gì đó (tell somebody something), bảo ai làm gì (tell somebody to do something) , cho ai biết điều gì (tell somebody about something)”
Ví dụ:
– My grandmother is telling me a fairy story.(Bà tôi đang kể cho tôi nghe một câu chuyện cổ tích)
+ Please tell me the truth.(Làm ơn cho tôi nghe sự thật)
+ Tell him to clean the floor as soon as possible.(Bảo cậu ta lau nhà càng sớm càng tốt)
+ Tell me something about yourself.(Cho tôi biết vài thông tin về bạn)


SPEAK

Đối với động từ này, khi chúng ta dùng nó là khi chúng ta nhấn mạnh đến việc “phát ra tiếng, phát ra lời” mang nghĩa “nói chuyện với ai (speak to somebody), phát biểu, nói ra lời”. “speak” thông thường theo sau nó không có tân ngữ. nếu có thì đó là danh từ chỉ thứ tiếng.
Ví dụ:
– She is muted. She can’t speak. / (Cô ấy không nói (ra lời) được vì cô ấy bị câm)
– She’s going to speak in public about her new MV. / (Cô ấy sắp phát biểu trước công
chúng về MV mới của cô ấy)
– She can speak English fluently. / (Cô ấy nói tiếng Anh thành thạo)
– “Can I speak to Susan?” / (Tôi có thể nói chuyện với cô Susan được không?)

TALK

 Và cuối cùng, “talk” thì sao? “talk” cũng mang nghĩa là “nói chuyện với ai”, “trao đổi với ai về chuyện gì” nhưng khác “speak” ở chỗ nó nhấn mạnh đến động tác “nói” hơn.
Ví dụ:
– They are talking about you. / (Họ đang nói về bạn đấy) (chú trọng động tác nói)
– They are Vietnamese American, so sometimes They talk to each other in Vietnamese. / (Họ là Việt kiều Mỹ nên thỉnh thoảng họ chuyện trò với nhau bằng tiếng Việt).
Vậy bây giờ bạn có thể tự đưa ra đáp án cho 4 câu tiếng Việt ở đầu bài bằng tiếng Anh rồi chứ?
1. She said that I was beautiful.
2. They talk in private, so no one can hear anything.
3. She told me that I had to practice English For Communication at home.
4. She speaks English very fluently.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?


Trong giao tiếp, hay thuyết trình để thu hút được người nghe, cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nâng cao được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của bản thân.

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?


Ánh mắt và nụ cười là hai tài sản vô cùng quý giá trên khuôn mặt mỗi con người. Sử dụng nụ cười và ánh mắt là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên. Những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn có được những thành công ngoài mong đợi.


Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ

Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Bạn và Tôi, bày tỏ: “Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như không có một động tác biểu lộ của cơ thể. Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một kỹ năng mềm được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế… Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm và thuyết phục hơn. Lời nói đi kèm với nụ cười sẽ khiến cho cuộc giao tiếp trở nên thân thiện và gần gũi. Thậm chí, trong nhiều hoàn cảnh, ánh mắt có thể thay thế lời nói... Còn nụ cười được xem là một thứ trang sức rất hữu hiệu trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị”.

ThS. Võ Trương Như Ngọc, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu mô, phôi, răng (ĐH Răng - Hàm - Mặt) cũng cho rằng: “Trong kỹ năng giao tiếp, cách nói chuyện rất quan trọng, thứ nhất là lời nói, cử chỉ, ánh mắt nhưng cái tạo ấn tượng lại là nụ cười. Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua ”.

Cười là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu “Liếc mắt đưa tình”. Chỉ cần cái chau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu được tâm trạng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ cũng khiến người đối thoại có thêm niềm tin trong cuộc sống và công việc.

Nguyễn Thu Thuỷ, cựu sinh viên Trường ĐH Y dược TPHCM từng bảo vệ luận văn với chủ đề “Vẻ đẹp nụ cười” quan niệm rằng: Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là cách thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Chẳng ai muốn quan hệ với một người khi nào cũng có bộ mặt lạnh lùng hoặc cau có. Ai luôn giữ nụ cười trên môi, sống tận tụy với công việc, chan hoà với mọi người thì nụ cười mới phát huy được hết giá trị của nó. Tất cả những người có duyên không ai giống ai nhưng họ có một nét chung nhất là.
Để có ánh mắt và nụ cười đẹp
Theo Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, mỗi người đều tự biết mình có thế mạnh gì trên khuôn mặt. Đó có thể là cái mũi đẹp hay đôi mắt, đôi môi... Do đó, để phát huy được thế mạnh trong kỹ năng giao tiếp cần biết che đi những cái xấu và tạo ra điểm nhấn ở những nét đẹp nhờ trang điểm hay để kiểu tóc hợp lý. Để thành công trong giao tiếp cần có ánh mắt đẹp và nụ cười đẹp. Vì trong giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động và có khả năng biểu cảm cao nhất. Do đó, nếu chẳng may một người có nụ cười hở lợi thì khi cười phải có ý bằng cách cười chúm chím, không cười to quá nhưng cũng đừng gượng gạo. Nghĩa là cần phải tập để có độ mở của nụ cười một cách hợp lý làm sao vẫn đảm bảo mình có nụ cười tươi tắn nhưng không được hở lợi.

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, tập trung mọi giác quan của cơ thể: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác... Nói cách khác, mọi năng lượng của các giác quan đều tập trung vào đôi mắt. Mắt to, đen, sáng... thể hiện sự thông minh, lanh lợi. Và cũng nhìn vào đôi mắt người đối thoại có thể đọc được phần nào tâm trạng, suy nghĩ của họ. Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng, nó thể hiện sự chăm chú, sự tôn trọng của mình với người khác mà không ngôn ngữ nào thay thế được. Trong giao tiếp nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối rối khi bắt gặp ánh mắt người đối thoại quá nhiều. Với ánh mắt này, người đối diện sẽ thấy bạn là một người tự tin và đáng tin cậy. Theo GS.TS. Hoàng Tử Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TPHCM: Việc tư vấn và tập luyện nụ cười, một số nơi trên thế giới đã làm rồi, nước mình thì chưa.
Cười là một phản xạ và hoàn toàn có cách để thay đổi, cải tạo nụ cười.
Vấn đề vẻ đẹp của nụ cười đã được Khoa Răng - Hàm - Mặt của trường quan tâm từ năm 1999. Trong vài năm gần đây đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Đây là những nghiên cứu góp phần cho việc xác định những “chuẩn” được thừa nhận rộng rãi về một nụ cười đẹp, làm cơ sở cho việc tư vấn và giúp luyện tập cho những người mong muốn thay đổi để có được nụ cười tự tin hơn.

Điều này có nghĩa là có thể thay đổi, cải tạo nụ cười nếu mất cân đối giữa môi và răng có thể làm lại răng, điều chỉnh về mặt hình thể, đường viền lợi cao thì điều chỉnh kéo xuống tạo một nụ cười hài hoà không hở lợi. Chỉ đơn thuần là hướng dẫn họ cách cười che đi nhược điểm”.

10 ghi nhớ giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

 
Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

1. Lưu ý các cử chỉ phi ngôn ngữ

Con người có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau; vậy bạn hãy để ý đến những điều như ánh mắt, điệu bộ, tư thế, những cử động của cơ thể và giọng nói. Tất cả những dấu hiệu này có thể truyền tải những thông tin quan trọng nằm ngoài lời nói. Thông qua việc quan sát kỹ thái độ không lời của người khác, bạn sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả hơn.

2. Quan sát các hành vi không nhất quán

Nếu lời nói của một người không khớp với hành vi phi ngôn ngữ của họ, bạn nên lưu ý hơn. Ví dụ, có người nói với bạn họ đang vui trong khi nhíu mày và nhìn chằm chằm xuống đất. Các nghiên cứu cho thấy khi lời nói không đi kèm với điệu bộ, người ta sẽ không quan tâm tới nội dung được nói ra mà thay vào đó tập trung vào các dấu hiệu của thái độ, suy nghĩ hay cảm xúc.

3. Tập trung vào giọng nói

Giọng nói của bạn có thể diễn đạt vô số thông tin, từ sự nhiệt tình, thờ ơ, cho đến giận dữ. Hãy bắt đầu để ý đến cách giọng nói ảnh hưởng đến phản ứng của những người xung quanh bạn và thử dùng giọng nói để nhấn mạnh những điều bạn muốn chuyển tới người nghe. Chẳng hạn, trong kỹ năng thuyết trình, nếu bạn muốn thể hiện mình thật sự quan tâm đến vấn đề gì đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình bằng một giọng nói sôi nổi.


4. Giao tiếp tốt bằng ánh mắt

Khi người ta không nhìn vào mắt người khác, dường như họ đang trốn tránh hay cố che dấu điều gì đó. Trái lại, nhìn quá chăm chú cũng có thể bị xem là như muốn đối đầu hay đe dọa. Dù ánh mắt là một phần quan trọng trong giao tiếp, phải nhớ rằng kỹ năng giao tiếp bằng mắt tốt không có nghĩa là nhìn chăm chăm vào mắt người khác. Vậy làm sao bạn biết giao tiếp bằng mắt thế nào cho đúng? Một số chuyên gia về giao tiếp cho rằng nên nhìn thẳng vào mắt người khác trong từng khoảng thời gian bốn đến năm giây.


5. Hỏi về các cử chỉ không lời

Nếu bạn không hiểu ngôn ngữ điệu bộ của người khác, đừng ngại đặt câu hỏi. Cách hay nhất là nhắc lại suy diễn của bạn về những gì người khác nói và hỏi cho rõ hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Vậy điều anh muốn nói là …”

6. Dùng cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn

Hãy nhớ giao tiếp bằng lời và không lời song hành để chuyển tải thông điệp. Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ cử chỉ để hỗ trợ cho những gì bạn nói. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn đang diễn thuyết hoặc nói trước đám đông.

7. Quan sát nhóm cử chỉ

Một cử chỉ đơn lẻ có thể mang nhiều ý nghĩa nhưng cũng có thể chẳng có nghĩa gì. Chìa khóa cho việc hiểu chính xác ngôn ngữ khôn g lời là tìm kiếm nhóm các cử chỉ củng cố cho một điểm chung. Nếu bạn quá chú trọng đến một cử chỉ trong nhiều cử chỉ, bạn có thể kết luận sai.

8. Cân nhắc ngữ cảnh về những gì người khác đang cố truyền đạt.

Khi bạn đang giao tiếp với người khác, luôn xem xét tình huống  và ngữ cảnh giao tiếp. Một vài tình huống đòi hỏi phải có những  cử chỉ trịnh trọng hơn và những cử chỉ này có thể được hiểu rất  khác trong những tình huống khác. Hãy cân nhắc xem cử chỉ  không lời có phù hợp trong ngữ cảnh đó hay không. Nếu bạn  đang cố cải thiện việc giao tiếp không lời, hãy tập trung vào những cách giúp cho các cử chỉ của bạn ăn khớp với mức độ  trang trọng mà tình huống yêu cầu.

9. Cảnh giác vì cử chỉ có thể bị hiểu sai

Theo một số người, cái bắt tay chặt thể hiện cá tính mạnh mẽ  trong khi cái bắt tay yếu ớt được cho là thiếu can đảm. Ví dụ này chứng minh một luận điểm quan trọng về khả năng hiểu sai những cử chỉ không lời. Thực tế một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ một điều hoàn toàn khác hẳn, chẳng hạn như chứng viêm khớp. Hãy luôn nhớ quan sát nhóm hành vi. Cử chỉ tổng quan của một người nói lên rất nhiều điều so với một cử chỉ đơn lẻ được nhìn nhận tách biệt.

10. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Nhiều người dường như có sở trường dùng ngôn ngữ giao tiếp không lời một cách hiệu quả và hiểu đúng cử chỉ của những người khác. Những người này thường được gọi là có khả năng “hiểu người.” Trên thực tế, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ và luyện tập các cách giao tiếp không lời với mọi người. Thông qua việc chú ý đến hành vi không lời và tập luyện các kỹ năng, bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình một cách đáng kể.

Kết luận:
Mỗi người có một ngôn ngữ cơ thể riêng, chỉ cần bạn chú ý và liên hệ đến những dấu hiệu phi ngôn ngữ mình từng học thì chắc chắn bạn sẽ hiểu được đối tượng giao tiếp như thế nào. Điều này rất có ý nghĩa trong các cuộc đàm phán hay thương lượng quan trọng. Truy cập vào mục Kỹ năng sống của kenhtuyensinh để đọc thêm nhiều bài viết về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ nhé! Chúc các bạn sớm thành công!

Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ, nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ giao tiếp không lời, cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

40% công ty, doanh nghiệp coi giao tiếp là kỹ năng quan trọng


Trong Chương trình “Hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh” trên trang web của tư vấn tuyển sinh, bạn Nguyễn Thuỳ Linh, địa chỉ email linh12345...@gmail.com có câu hỏi như  sau: Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm. Như vậy,  sinh viên cần trang bị những kỹ năng gì để có thế đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp? Đây cũng là những thắc mắc chung của các bậc phụ huynh, các bạn sinh viên trong thời gian gần đây. 

 
   Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM



Giải đáp những thắc mắc về vấn đề kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường, Ông Trần Tuấn Anh,Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM đã chia sẻ:

Để tìm việc làm được thuận lợi, người lao động, đặc biệt đối với lao động phổ thông, học viên đã qua đào tạo sơ cấp, trung cấp nghề cần có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng...

75% được quyết định bởi những kỹ năng mềm

Đối với sinh viên  qua đào tạo đại học, cao đẳng, nhiều người thường cho rằng với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì theo khảo sát  những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng trên.

Theo các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp, trường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như “mò kim đáy biển”. Qua thu thập thông tin, phân tích thị trường lao động TPHCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp, kỹ năng viết, sự trung thực, làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng,  đặt câu hỏi, tư duy sáng tạo…
Nhiều doanh nghiệp hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ hỏi đáp thân mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra các tình huống khó khăn để xem xét năng lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, người lao động phải luôn giữ được sự tự tin. 40% doanh nghiệp xem giao tiếp là kỹ năng quan trọng mà ứng viên cần có.
>> Nguồn: Theo Tuvantuyensinh.vn