Học tiếng Anh nội trú Benative

Mô hình học tiếng Anh Homestay độc đáo, học - ăn - ở cùng Tây 24/7, môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Nghệ thuật thấu hiểu trong giao tiếp


Hình thức giao tiếp chính chúng ta thường dùng hàng ngày trong công việc cũng như trong cuộc sống là: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Trong đó giao tiếp trực tiếp hay còn gọi là giao tiếp mặt đối mặt, còn giao tiếp gián tiếp bao gồm giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp qua mạng xã hội và giao tiếp qua email. Trong ba hình thức này, bạn thiên về hình thức nào? 




Mỗi người, tùy theo tính cách, sở thích, nghề nghiệp của mình mà sẽ có thế mạnh riêng cho từng hình thức giao tiếp. Và việc thấu hiểu được thế mạnh của mình cũng như đối tượng giao tiếp là gì, bạn sẽ chủ động hơn và có những điều chỉnh tốt hơn khi giao tiếp, trao đổi với họ.

Thấu hiểu đối tượng giao tiếp trực tiếp

Người mạnh về hình thức này thường là người hướng ngoại, có sự tự tin nhất định cũng như là người “nói giỏi hơn viết”. Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt, khả năng diễn đạt cũng như truyền tải cảm xúc khá hiệu quả, và nhiều khi có sự hài hước khiến người đối diện cảm thấy khá thu hút.
Những người có xu hướng giao tiếp mặt đối mặt thường có vẻ ngoài thân thiện, dễ tạo ra sự đồng cảm ở nơi người khác trong quá trình giao tiếp. Họ biết điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình sao cho hợp ý người nghe. Tuy nhiên những người này kỹ năng lắng nghe thường không được tốt.

Đối tượng thường giao tiếp qua điện thoại

Giao tiếp qua điện thoại sẽ có hai dạng: nhắn tin và gọi điện. Thường người thích nhắn tin có tính hướng nội nhiều hơn, hay suy nghĩ và cẩn thận. Điều gì với họ cũng cần có thời gian, không thể quyết định nhanh chóng được. Người nhắn tin điện thoại có thể hơi nhút nhát và không ưa mạo hiểm.
Họ khá e dè trong các mối quan hệ và để thật sự thấu hiểu họ là một việc không dễ dàng. Với những người thích giao tiếp bằng các cuộc gọi, tính thiếu kiên nhẫn là điều dễ thấy ở họ. Suy nghĩ của họ cũng kém sâu sắc hơn, đời sống nội tâm kém phong phú hơn.

Tuýp người này thích chia sẻ, giãi bày song không phải là người thích san sẻ tình cảm cho nhiều người.

Giao tiếp qua mạng xã hội

Hình thức giao tiếp này ngày càng phổ biến và được rất nhiều đối tượng ưa chuộng. Viết blog, chia sẻ status trên facebook, vào phòng chat, “tám” trên các forum, diễn đàn… là những hình thức giao tiếp qua mạng xã hội. Bản thân các cá nhân thích hình thức này đều là người thích thể hiện bản thân song lại không năng nổ khi ra xã hội bên ngoài. Họ bất mãn, thất bại, cô đơn trong đời sống thực và muốn tìm một sự đồng cảm trên mạng xã hội ảo rộng lớn. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không nói đến những tay viết blog chuyên nghiệp hay xem blog là một nơi thể hiện ý kiến cá nhân về các vấn đề xã hội, kinh tế,…
Hình thức giao tiếp qua mạng xã hội khá đặc biệt so với các hình thức giao tiếp kia vì người tiếp nhận ở đây không xác định cụ thể là ai cả. Chính vì thế, cảm xúc, sự kiện được chia sẻ trở nên thật hơn, táo bạo hơn là ở hình thức giao tiếp khác. Mặt khác, trong hình thức giao tiếp qua mạng xã hội, chúng ta có thể giả danh, không thừa nhận tên thật, giấu giếm trình độ, bằng cấp… vì vậy, các mẫu người sử dụng hình thức giao tiếp này cũng đa dạng hơn.

Giao tiếp qua email

Hình thức giao tiếp này thường dùng trong công việc nhiều hơn, dành cho những người bận rộn, ít gặp mặt nhau. Giao tiếp qua email đòi hỏi bạn phải có khả năng diễn đạt, trình bày để thông điệp truyền đi đạt hiệu quả cao nhất. Nếu như trong tin nhắn, chat, bạn có thể viết từ không dấu, chấm phẩy lộn xộn, dùng tiếng lóng… thì trong email, mọi người rất dị ứng điều này. Nó có tính chất trang trọng hơn là các hình thức kia.
Giao tiếp qua email thể hiện rất nhiều trình về độ học vấn, năng lực ngôn ngữ và tính chuyên nghiệp trong công việc của một người. Đây là một hình thức giao tiếp bạn phải học hỏi, chứ không phải một sớm một chiều mà bạn có thể thành thạo được.

Tuy nhiên, các hình thức giao tiếp chỉ phần nào phản ánh tính cách của một người, để thấu hiểu về họ thật sự, bạn cần xem xem họ đang nói gì và tiếp xúc, gặp gỡ họ nữa. Những câu chữ, lời nói trong các hình thức giao tiếp gián tiếp chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, nên bạn cũng đừng phụ thuộc quá.
>> Nguồn: Kenhsinhvien

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

6 giải pháp giúp nâng cao sự tập trung trong học tiếng Anh



Trong cuộc sống và trong học tập có rất nhiều nhân tố về cả khách quan và chủ quan, khiến bạn không thể tập trung. Sau đây là những bí quyết giúp bạn có thể tập trung cao độ trong quá trình học tiếng Anh

Tập trung học tiếng Anh với những bí kíp đơn giản


Đảm bảo sức khỏe

Sức khỏe là nguyên nhân quan trọng và cũng là phổ biến nhất gây mất tập trung khi học tiếng Anh và công việc. Tuy nhiên, các bạn học sinh, sinh viên (đặc biệt là sinh viên xa nhà) hiện nay thì lại có rất nhiều thói quen khiến sức khỏe của cơ thể bị ảnh hưởng.

Đầu tiên là việc đảm bảo giấc ngủ. Với độ tuổi của học sinh, sinh viên thì giấc ngủ phải kéo dài từ 6 đến 8 tiếng, đó là thời gian đủ để cơ thể và bộ não phục hồi sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Nhưng một đặc điểm của các bạn sinh viên, học sinh hiện nay là việc thường xuyên thức rất khuya. Việc thức quá khuya nhưng lại phải thức dậy sớm vào sáng hôm sau khiến giấc ngủ không đủ, là lí do khiến rất nhiều bạn không thể tập trung trong quá trình học tập. 

Nhưng cũng có những trường hợp các bạn ngủ đủ số thời gian từ 6 đến 8 tiếng, thậm chí nhiều hơn. Đó là việc thức khuya nhưng dậy muộn. Việc “thức đêm ngủ ngày” tuy đảm bảo thời gian ngủ nhưng lại không đảm bảo chất lượng của giấc ngủ. Đó là lí do vì sao sau khi “ngủ nướng” bạn thường thấy đau đầu khi thức dậy, còn trong quá trình nghe giảng thì bạn thấy đầu “ong ong” khó chịu.

Vì vậy giấc ngủ rất quan trọng để bạn đảm bảo sức khỏe của mình. Chưa kể, các thói quen ăn uống, tập thể dục, các thói quen hoạt động,… cũng là những nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng và khiến bạn mất tập trung. 

Vậy giải pháp là gì? Rất đơn giản, bạn nên đi ngủ sớm hơn, không nên thức quá khuya. Nên đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất là 6 tiếng. Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hợp lý. Nếu rèn được thói quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của bạn.


Lập kế hoạch cho ngày mới

Một nguyên nhân quan trọng khiến bạn mất tập trung, là do bạn không xác định được hôm nay bạn phải làm những gì? Đó là vì bạn không có một kế hoạch và lịch học tiếng Anh cho ngày hôm đó. Đó là lí do khiến nhiều khi bạn đang làm việc này nhưng bạn lại giật mình nhớ ra mình đang có một việc khác chưa làm. Ví dụ như khi đang học bài, bạn sực nhớ ra cuộc hẹn buổi tối, lúc này bạn sẽ phân tán tư tưởng vào việc chuẩn bị cho cuộc hẹn. Điều này khiến bạn rất mất tập trung và thời gian.

Giải pháp là gì? Bạn hãy dành một chút ít thời gian của tối hôm trước, trước khi đi ngủ, để đánh dấu các công việc của ngày hôm sau. Một cuốn sổ tay hay một cuốn lịch để bàn sẽ giúp bạn đánh dấu những việc quan trọng. Việc đánh dấu những việc quan trọng giúp bạn kiểm soát công việc cũng như thời gian một cách chủ động và có thể tập trung hoàn toàn cho một công việc.

Tất nhiên, trong một ngày có rất nhiều những công việc xảy ra không theo kế hoạch. Chính vì vậy bạn cần vận dụng và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch của mình.

Đảm bảo không gian học tập

Không gian học tập phù hợp sẽ đảm bảo quá trình tập trung học tập. Có rất nhiều yếu tố khiến bạn mất tập trung khi ngồi học, ví dụ như xe cộ, tivi, điện thoại, facebook… Đơn giản khi bạn đang ngồi học, nếu máy vi tính quá gần, khi bất chợt có một tin nhắn facebook, bạn sẽ ngoái ngay sang để trả lời, điều này rất mất tập trung và thời gian.

Chính vì thế những đồ vật khiến bạn có thể mất tập trung trên bàn học thì tốt nhất là bạn hãy dẹp sang một bên. Trước khi bắt tay vào học, bạn cần chuẩn bị tất cả các tư liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm.

Một điểm nữa là bạn nên tạo một không gian học tập thoáng mát, thoải mái, gọn gàng (hay hơi bừa bộn) phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,… sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.

Lựa chọn thời gian học phù hợp

Mỗi người lại có một khoảng thời gian phù hợp nhất để học tập. Đó là lí do tại sao có lúc thì bạn thấy học rất dễ vào, rất dễ thuộc bài, lúc thì học lại thấy khó chịu, không vào. Điều này là do mỗi bộ não lại có một khoảng thời gian làm việc sung sức nhất (cũng có thể là do thói quen hình thành).

Giải pháp cho vấn đề này cũng không có gì phức tạp. Có bạn thì thích học vào ban đêm, có bạn thì lại thích học vào sáng sớm,… vì vậy bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì bạn sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó. Một lưu ý là nếu đã thấy không thể tập trung được thì không nên cố, lúc này bạn nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, ngắm cây cối hay đọc một mẩu tin tức.

Đặt mục tiêu rõ ràng

Đã khi nào bạn tự hỏi vì sao khi gặp một vấn đề khó giải quyết, khó hiểu, thì bạn chán nản và không muốn tiếp tục? Lí do rất đơn giản là vì bạn không có mục tiêu rõ ràng. Theo nghiên cứu, mục tiêu chính là động cơ thôi thúc bạn hành động. Chính vì vậy khi không có mục tiêu bạn sẽ ngay lập tức chán và không muốn tiếp tục.
Giải pháp là bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi làm việc gì đó. Ví dụ như: “lí do mình làm việc này là gì?”, “làm xong việc này mình muốn đạt được cái gì?”,… việc xác định được những điều này sẽ thôi thúc bạn bạn cố gắng hơn, không dễ bị chán nản và buông xuôi. Kể cả khi gặp khốn khó những mục tiêu đề ra sẽ quay lại thúc đẩy bạn tiến lên để hoàn thành công việc.

Khắc phục các lí do khách quan


Tất cả các yếu tố đã nói bên trên đều thuộc về các yếu tố chủ quan. Nhưng có những yếu tố khách quan rất thường xuyên làm mất tập trung mà ta không thể đoán trước được. Ví dụ như đang học bài thì có bạn bè đến rủ đi chơi, đang học thì mẹ gọi làm giúp một việc gì đó, hay tự nhiên có một con ong bay vào mặt,…

Những việc này ảnh hưởng lớn đến sự tập trung, nhưng lại ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Vậy phải làm sao để khắc phục? Giải pháp là đặt ra kỉ luật cho chính mình. Bạn ấn định một khoảng thời gian để học bài và trong khoảng thời gian đó bạn loại bỏ tất cả những điều chi phối, trừ khi có việc rất quan trọng. Ví dụ như nếu bạn bè đến rủ đi chơi thì bạn phải nhất quyết từ chối.

Sự tập trung là điều vô cùng quan trọng trong học tập và công việc. Hãy đặt quyết tâm rèn luyện sự tập trung tốt nhất để công việc và việc học của bạn phát huy hiệu quả tốt nhất. Trung tâm học tiếng Anh giao tiếp Benative chúc các bạn học tốt.
>> Nguồn : Kênh 14

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Học tiếng Anh qua bài hát “I need your love”

Tiếp nối chuyên mục học tiếng Anh qua bài hát, hôm nay Benative Việt Nam gửi đến các bạn bài hát “I need your love”. Cùng chúng mình thưởng thức bài hát này và học thêm những từ mới và cụm từ hay nhé các bạn!




Lyrics/ Lời bài hát

I need your love
Em cần anh yêu thương
I need your time
Em cần anh kề bên
When everything's wrong
Khi mọi thứ rối tung lên
You make it right
Anh luôn giải quyết ổn thỏa
I feel so high
Em cảm thấy thật tuyệt
I come alive
Em tràn đầy sức sống
I need to be free with you tonight
Em muốn được tự do với anh đêm nay
I need your love (x2)
Em cần anh yêu thương
[Nhạc]
I take a deep breath every time I pass your door
Em đều ngừng lại mỗi khi đi ngang nhà anh
I know you're there but I can't see you anymore
Em biết anh ở đó nhưng em không thể nhìn thấy anh nữa
And that's the reason you're in the dark
Và đó là lý do tại sao anh là một điều không thể nói ra
I've been a stranger ever since we fell apart
Từ khi mình chia tay em đã thành một người xa lạ mất rồi
And I feel so helpless here
Và nơi này em cảm thấy mình yếu đuối
Watch my eyes are filled with fear
Hãy nhìn đôi mắt ngập tràn nỗi sợ của em này
Tell me do you feel the same
Hãy nói rằng anh cũng cảm thấy như vậy
Hold me in your arms again
Hãy siết em trong vòng tay anh một lần nữa
(Lặp)
I need your love
I need your time
When everything's wrong
You make it right
I feel so high
I come alive
I need to be free with you tonight
I need your love (x2)




 >> Xem thêm:  
học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

[Nhạc]
Now I'm dreaming, will I ever find you now?
Em đang mơ sao? Em sẽ không thể tìm được anh nữa sao?
I walk in circles but I'll never figure out
Em cứ mãi luẩn quẩn nhưng em sẽ chẳng thể biết được
What I mean to you, do I belong ?
Em là gì với anh, em có thuộc về anh không?
I try to fight this but I know I'm not that strong
Em cố gắng đương đầu với điều này nhưng em biết mình không đủ mạnh mẽ
(Lặp)
And I feel so helpless here
Watch my eyes are filled with fear
Tell me do you feel the same
Hold me in your arms again
I need your love (x2)
When everything's wrong
You make it right
I feel so high
I come alive
I need to be free with you tonight
I need your love (x2)
(Nhạc)
All the years, all the times
Suốt những năm qua, suốt khoảng thời gian qua
You were never been to blame
Em chẳng hề đổ lỗi cho anh
And now my eyes are open
Giờ em không còn mù quáng nữa
And now my heart is closing
Trái tim em đã khép lại rồi
And All the tears, all the lies
Tất cả những giọt nước mắt, tất cả lời dối gian
All the waste
Tất cả những sự lãng phí
I've been trying to make it change
Em đã cố gắng thay đổi
And now my eyes are open
Giờ em không còn mù quáng nữa.
(Lặp)
I need your love
I need your time
When everything's wrong
You make it right
I feel so high
I come alive
I need to be free with you tonight
I need your love (x4)
Hy vọng các bạn thích bài hát này. Chúc các bạn học tiếng Anh qua bài hát vui vẻ!

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

6 phần mềm từ điển Anh – Việt hỗ trợ học tiếng Anh tối ưu


Ngày nay, các phần mềm từ điển ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và hữu ích của nó đối với người học tiếng Anh. Benative sẽ giới thiệu đến các bạn 6 phần mềm từ điển Anh – Việt tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây

Phần mềm từ điển học tiếng Anh



1.    Phần mềm từ điển Anh – Việt TFlat Offline

TFlat là một phần mềm đã trở nên quá quen thuộc với cộng đồng học tiếng Anh. Với hơn 200.000 từ tiếng Anh dịch chuẩn, cùng các chức năng đa dạng như: tra từ Anh – Việt, tra từ Việt – Anh, dịch câu, từ đã tra, đánh dấu từ yêu thích, nhắc nhở học từ vựng hàng ngày. Kết quả tra cứu cho chúng ta phiên âm, phát âm chuẩn của từ, từ chuyên ngành, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Với kho từ vựng tiếng Anh lớn, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, các chức năng đa dạng, hỗ trợ tra cứu offline, đây xứng đáng là một phần mềm từ điển hàng đầu hỗ trợ bạn học tiếng Anh.


2.    Phần mềm từ điển Anh – Việt La Bàn
Đây cũng là một phần mềm từ điển offline tốt, lấy dữ liệu có bản quyền từ cuốn từ điển của giáo sư Lê Khả Kế, với hơn 300.000 từ Anh  Việt và khoảng 120.000 ví dụ. Bên cạnh đó là hơn 35.000 từ Việt Anh và 300.000 từ Anh Anh. Phần mềm cũng có các chức năng hữu ích tương tự TFlat như lưu danh sách từ đã tra, đánh dấu các từ yêu thích,… 


3.    Phầm mềm từ điển Anh – Việt Lạc Việt
Phần mềm từ điển Lạc Việt có tới 3 bộ từ điển Anh Việt, Việt Anh và Việt Việt để bạn tiện lợi tra cứu với hơn 400.000 từ và cụm từ. Ngoài các tính năng cơ bản, phần mềm còn có chức năng dịch đoạn văn, đặc biệt là dịch đoạn văn được chụp ảnh. Giao diện của Từ điển Lạc Việt cũng rất dễ sử dụng nên đây sẽ là một sự lựa chọn tốt cho bạn.


>> Xem thêm: Học tiếng Anh Homestay

4.    Phần mềm từ điển Anh – Việt của Bilingo
Phần mềm tra từ điển offline với 400.000 từ Anh Việt và 150.000 từ Việt Anh, với các chức năng tra từ, dịch câu văn, đoạn văn. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ tra cứu các động từ bất quy tắc và tạo các ghi chú cá nhân cho các từ cần lưu ý. Với các tính năng này, phần mềm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc học tiếng Anh của bạn.


5.    Phần mềm từ điển Anh - Việt của BH Media
Phần mềm dành cho mọi người học tiếng Anh có cơ sở dữ liệu phong phú với 1.000.000 từ. Phần mềm hỗ trợ tra cứu offline, ngoài ra khi có kết nối mạng, còn cho phép tra từ ở các trang từ điển trực tuyến khác nữa. Các chức năng nổi bật của phần mềm là tra từ 2 chiều Anh Việt, Việt Anh; cung cấp các mẫu câu ví dụ; các trò chơi học từ vựng; chức năng flashcard; dịch câu và đoạn văn; sổ tay các mẫu câu thông dụng.


6.    Phần mềm từ điển Anh - Việt NTDict

Từ điển NTDict có hơn 300.000 từ vựng với phiên âm và phát âm tiếng Anh chuẩn. các chức năng nổi trội của phần mềm là: thay đổi tốc độ phát âm, tra cứu bằng giọng nói, cửa sổ tra nhanh tiện lợi, ôn tập lại từ với các bài thi trắc nghiệm. Điểm nổi bật là ứng dụng miễn phí nhưng hoàn toàn không có quảng cáo nên đem đến trải nghiệm người dùng tối ưu nhất.
Hy vọng bài viết đã cho những gợi ý hữu ích trong việc lựa chọn một phần mềm từ điển Anh – Việt chất lượng phục vụ việc học tiếng Anh của các bạn. Tiếng Anh nội trú Benative chúc các bạn học tập hiệu quả!