Học tiếng Anh nội trú Benative

Mô hình học tiếng Anh Homestay độc đáo, học - ăn - ở cùng Tây 24/7, môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết

Chúng ta sử dụng kỹ năng giao tiếp hằng ngày, qua những cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh. Vì thế việc giao tiếp trở nên dễ dàng với quen thuộc với mỗi người. Nhưng việc giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không giống nhau. Nếu bạn có thể sử dụng những câu nói xã giao, dí dỏm để nói chuyện với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh không như vậy. Vậy cần có những kỹ năng gì để buổi nói chuyện thành công, đạt kết quả như ý?

Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết

 

Ngôn ngữ cơ thể là điều đầu tiên bạn cần cho kỹ năng giao tiếp, gặp gỡ khách hàng. Có thể bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng không có nghĩa khách hàng chấp nhận một đối tác ăn mặc lôi thôi tới gặp mình.
Ngoài trang phục bạn cũng cần chú ý đến cách đi lại, biểu hiện của khuôn mặt… Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ đó lại là vấn đề mấu chốt cho việc mở đầu cuộc trò chuyện được thuận lợi.

Chuẩn bị trước cho câu chuyện của bạn

Cần phân biệt rõ ràng giao tiếp trong kinh doanh và đời sống. Trong kinh doanh, cần sự chính xác và rõ ràng, vì vậy để không làm lãng phí thời gian và có thể làm chủ cuộc trò chuyện bạn nên chuẩn bị trước cho câu chuyện của mình. Bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi bạn muốn hỏi khách hàng và chuẩn bị trước những câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ hỏi bạn. Việc làm này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước đối tác của mình và cũng là cách làm cho đối tác đánh giá cao về bạn.

Cười và chào đối tác một cách thân thiện

 
10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết

Khi gặp đối tác của mình, bạn không nên giữ vẻ mặt nghiêm nghị mà hãy nở nụ cười và tiến lại gần chào họ một cách thân thiện. Cách làm này sẽ giúp cho bạn lấy được cảm tình của đối tác và cũng là cách giúp cho việc mở đầu cuộc trò chuyện suôn sẻ.

Sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác

Bạn nên biết ngôn ngữ sử dụng giao tiếp trong kinh doanh cần sự chuẩn mực và chính xác. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần nói và khi nào không. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh cũng cần lịch sự và trang trọng hơn một cuộc nói chuyện bình thường khác. 

Biết lắng nghe

 
10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết

Dù bạn là người làm chủ cuộc trò chuyện hay không cũng cần phải biết lắng nghe đối tác của bạn. Bạn không nên dành nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của đối phương để biết họ nghĩ gì, muốn gì. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm thông tin từ phía bên kia. 

Tôn trọng đối tác

Tôn trọng đối tác nghĩa là bạn luôn đặt họ lên hàng đầu, khi trò chuyện bạn phải dành hết sự tập trung cho câu chuyện và quan sát, lắng nghe họ. Không nên nói chuyện với khách hàng mà mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói khó nghe.

Hãy đưa ra lời khuyên đúng thời điểm

Giao tiếp trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải là người nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin truyền đạt từ đối tác. Vì vậy, khi đối tác của bạn nói lên suy nghĩ, ý định của họ bạn hãy lắng nghe cẩn thận để chắc chắn rằng đã hiểu rõ những gì họ muốn truyền đạt, sau đó hãy từ tốn đưa ra lời khuyên nếu họ muốn nghe ý kiến của bạn. Đừng vội vàng đánh giá suy nghĩ của đối phương, cho dù theo bạn đó là một ý tưởng tồi và bạn có ý tưởng hay hơn.

Sự rõ ràng

 

Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn vòng vo về điều bạn muốn nói, vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy đi thẳng vào vấn đề chính của câu chuyện. Bởi trong kinh doanh, nếu bạn nói bóng gió sẽ khiến cho đối tác cảm thấy khó chịu và có thể bạn sẽ để mất điểm trong mắt khách hàng vì điều này.

Kiên định quan điểm

10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết

 

Tôn trọng và đặt khách hàng lên trên hết là điều cần thiết để bạn thuyết phục họ, nhưng không có nghĩa là bạn chấp nhận nhượng nhịn. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn hãy kiên trì với quan điểm của mình. Những khách hàng thông minh sẽ chọn những đối tác có chính kiến, kiên định quan điểm chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi vì sự tác động từ bên ngoài.

Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Cảm xúc của mỗi người rất khác nhau, nhất là đối với những người ưa nói nhiều. Nhưng khi tiếp xúc với khách hàng bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân không để cảm xúc riêng của cá nhân chi phối cuộc trò chuyện. Bởi như vậy rất dễ làm hỏng cuộc nói chuyện, tệ hơn nữa họ có thể đánh giá bạn là người không lịch sự và không đáng tin tưởng để hợp tác.
Giao tiếp trong kinh doanh không khó nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ nó, bởi khi bạn nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự định trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì thế, bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho những lần giao tiếp như vậy, bởi bạn không thể nói với khách hàng một điều gì đó xong lại nói rằng tôi nhầm, đó không phải là sự thật… Điều đó sẽ khiến đối tác của bạn khó chịu và đẩy bạn vào thế bị động, làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc trò chuyện của cả hai bên.

>> Nguồn: Thúy Lộc

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?


Giao tiếp là cách thức truyền đạt thông tin giữa những cá thể khác nhau trong cùng một xã hội. Tuy nhiên, giao tiếp không hề đơn giản, thay vào đó là một nghệ thuật đòi hỏi con người phải có những kĩ năng được trau dồi cẩn thận. Vậy những phương thức nào giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả?

Trong giao tiếp, có nhiều con đường để truyền đạt thông tin:
- Giao tiếp bằng lời thông qua: âm thanh, ngôn ngữ.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: quá trình giao tiếp thông qua việc gửi và nhận thông tin không lời giữa con người. Thông tin có thể được truyền đạt thông qua cử chỉ và cảm ứng, ngôn ngữ cơ thể hoặc tư thế, biểu hiện trên khuôn mặt và tiếp xúc bằng mắt . Thêm vào đó, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng bao gồm việc truyền đạt thông tin qua hình ảnh và viết văn bản.

Dù là ở phương thức truyền đạt thông tin nào, con người cũng phải tìm hiểu, lựa chọn cách truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc, mục đích lời nói một cách chính xác, mang lại lợi ích. Vì vậy, đối với những ai gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc muốn bồi đắp thêm kĩ năng, chúng ta có thể tham khảo một số biện pháp giúp giao tiếp hiệu quả sau:

1.Tạo môi trường phù hợp

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn

 

- Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm để truyền đạt thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc người nghe có tiếp nhận hay không, và đồng thời đánh giá tính hiệu quả trong trong những thông tin bạn cung cấp. Cụ thể, bạn không thể  bàn luận bản báo cáo, tin tức tài chính, hay số liệu chứng khoán trong khi người nghe đang hoàn toàn mệt mỏi, cần sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Hoặc dễ hiểu hơn, chúng ta không thể đòi hỏi những yêu cầu cho bản thân khi người tiếp nhận thông tin đang trong tình trạng bức bối, khó chịu. ==>  Sợ hãi là thủ phạm làm mất sự tự tin trong giao tiếp!

- Chọn địa điểm phù hợp
Yếu tố lựa chọn địa điểm để truyền tải thông tin chiếm phần trăm không nhỏ trong sự thành công của người nói. Có một số vấn đề, bạn không thể nói cho người nghe tại nơi công cộng đông người, mà nên nói ở những nơi riêng tư để thuận tiện cho quá trình đối thoại hai chiều diễn ra thuận lợi. Ví dụ khi bạn đuổi việc nhân viên, thông báo những tin tức xấu trong đó người nghe bị ảnh hưởng hoặc bạn chia tay người yêu , v.v.  Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn khi truyền tải thông tin, giúp bạn tránh gây tổn thương đến đối phương_ đối tượng trực tiếp đón nhận những thông tin đó và họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

- Tránh những yếu tố tác động gây phiền nhiễu
Trong cuộc đối thoại giữa bạn và người nghe, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự truyền tải thông tin cụ thể đó là sự ồn ào, âm thanh lớn gây khó khăn trong việc lắng nghe. Điều này cũng giải thích tại sao phải để điện thoại im lặng trong cuộc họp, hội thảo hay rạp chiều phim. Nếu để sự tác động phiền nhiễu này gây ảnh hưởng, thì chất lượng và nội dung của những thông tin bạn cần truyền đạt sẽ không chính xác và thiếu sót.

2.Biết cách tổ chức sự giao tiếp

 
Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

- Tổng hợp những thông tin cần truyền đạt một cách có tổ chức
Bạn nên sắp xếp những thông tin theo trình tự logic phù hợp để khi đối phương lắng nghe có thể hiểu chính xác mục đích bạn cần nói tới. Không những vậy, việc này sẽ giúp bạn không bị quên những điểm quan trọng và mấu chốt trong thông tin khi trình bày một vấn đề phức tạp. Ví dụ, khi một người diễn thuyết thảo luận đề tài bất kì nào đó, họ thường mang theo những tờ giấy ghi chú gồm những điểm quan trọng, sắp xếp chúng theo từng bước trình tự đã chuẩn bị sẵn để tránh truyền đạt thông tin thiếu sót.

- Thông tin cần truyền đạt cần rõ ràng
Mục đích khi bạn giao tiếp là để trao đổi ý kiến, chia sẻ ý nghĩa hay thông cáo vấn đề bạn cần truyền tải. Vì vậy, bạn không nên tạo sự mập mờ khó hiểu để người nghe cảm thấy phức tạp, khó khăn khi tiếp cận những điều bạn cần nói. Hãy tạo sự rõ ràng để đối tượng lắng nghe cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận thông tin một cách hiệu quả.

- Luôn đặt trọng tâm vào vấn đề muốn nói tới
Khi bạn thảo luận về một đề tài nào đó, luôn có sự tranh luận ý kiến giữa bạn và người nghe. Có người đồng tình với quan điểm của bạn những cũng có người phản bác lại với những lập luận có thể khiến bạn lung lay. Tuy nhiện, bạn phải cố gắn giữ cân bằng, đứng trên lập trường của bản thân, bảo về chủ đề bạn cần truyền đạt, tạo nên  điểm nhấn trong quan điểm vấn đề chính mà bạn đang nói tới. Nếu nhưng bạn bỏ dở giữa chừng, thay đổi luận điểm thì các vấn đề bạn truyền tải sẽ không ăn khớp, rời rạc khiến người nghe không hiểu được mục đích bạn muốn nói là gì.

- Nói lời cảm ơn đến người lắng nghe bạn
Dù là ở hoàn cảnh nào, khi bạn trình bày vấn đề, bạn nên gửi lời cảm ơn đến những người lắng nghe. Bởi họ đã dành thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về những quan điểm bạn trình bày. Đôi khi bạn phải đối mặt với sự phản bác, những quan điểm không đồng tình khiến bạn tức giận hay khó chịu , nhưng bạn vẫn nên cảm ơn họ. Vì bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với khác, chứng minh cho mọi người thấy bạn cũng là người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Như vậy, bạn sẽ gây được thiện cảm trong giao tiếp xã hội.

3.Giao tiếp qua cách nói

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn
- Tạo ấn tương tốt
Trước khi vào cuộc thảo luận, bạn nên thiết lập mối quan hệ hoặc gây ấn tượng tốt đối với người bạn muốn truyền đạt thông tin. Điều này giúp bạn gây được cảm tính khiến người ta có trạng thái vui vẻ, hào hững và nhiệt tính khi lắng nghe. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ những sở thích chung, hỏi han về công việc gia đình, khen ngợi vẻ bề ngoài hay trang phục của họ.

- Sử dụng ngôn từ đúng cách
Tùy thuộc vào đối tượng bạn truyền đạt thông tin, hãy biết cách lựa chọn ngôn từ sử dụng. Có những từ ngữ mang ý nghĩa sâu xa, phức tạp đòi hỏi người nghe phải có trình độ nhất định mới hiểu được. Vì vậy, hãy dùng những từ ngữ mang tính rõ ràng, chính xác để người nghe không hiểu lầm, không khó khăn trong việc đoán nghĩa, tạo nên thành công trong giao tiếp truyền tải thông tin.

- Loại bỏ thói quen lầm bầm
Việc bạn nói lầm bầm khi giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ gây nên sự thiếu thiện cảm. Người ta sẽ không hiểu bạn đang nói gì, tiêu cực hơn họ có thể hiểu lầm bạn đang nói những điều ác ý, không đồng tình với quan điểm của họ. Hơn nữa, giao tiếp là sự truyền đạt thông tin giữa hai hay nhiều người, vì vậy bạn cần phải phát biểu, nói lên suy nghĩ ý kiến với người khác, để họ có thể hiểu được mục đích bạn bạn muốn nói tới. Qua đó, bạn sẽ tạo nên được sự tự tin trong giao tiếp.

- Biết lắng nghe đối phương
Giao tiếp là quan hệ hai chiều giữa người nói và người lắng nghe. Hãy trở thành người lắng nghe theo đúng cách, để hiểu được quan điểm và tôn trọng đối phương. Điều đó rất quan trọng khi bạn trình bày, biểu đạt ý kiến của bản thân. Biết lắng nghe người khác thì người khác mới lắng nghe mình.

- Sử dụng giọng điệu phù hợp
Giọng điệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thiện cảm của người nghe. Bạn không thể quát tháo, dùng những âm vực gây chói tai, để truyền đạt thông tin. Hay quá nhỏ nhẹ, thì thầm, trong việc tranh luận vấn đề gay gắt nào đó. Lựa chọn giọng điệu phù hợp giúp tăng sức thuyết phục trong giao tiếp.

4. Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

- Nhận biết sự kết nối
Trong đám đông, bạn không đảm bảo rằng bạn quen biết hết mọi người. Tuy nhiên, khi một người nào đó kết nối giao tiếp với bạn đơn giản qua cách chào hỏi như gật đầu hoặc mỉm cười. Lúc đó, bạn không nên quá bất ngờ, mà phản ứng bình tĩnh đáp lại sự kết nối ấy. Có thể đó là mối quan hệ tiềm năng trong tương lai.

- Sự dụng biểu cảm qua khuôn mặt
Việc biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt thể hiện thái độ, tình cảm khi bạn giao tiếp. Mỗi trường hợp hoàn cảnh khác nhau, bạn luôn phải biết cách kiềm chế, che giấu những biểu cảm tiêu cực bên trong tránh gây mất hòa khí hay phảm cảm giữa cuộc đối thoại. Ngoài ra, khi bạn bộc lộ sự nhiệt tình được thông qua nét mặt, bạn sẽ khiến người nói hoặc người nghe có  được sự thoải mái, đồng tình và hào hứng với chủ đề bàn luận.

- Giao tiếp qua ánh mắt
Giao tiếp qua ánh mắt trong cuộc đối thoại chia sẻ thông tin là một yếu tố không thể thiếu. Thay vào đối tượng đang lắng nghe thông tin truyền đạt, bạn lại nhìn vào người hoặc vật thể khác thì cuộc nói chuyện này sẽ không thể tiếp diện. Người nghe sẽ không biết mục tiêu, người bạn cần nói là ai cũng như không thấy được thái độ tôn trọng của bạn. Dĩ nhiên, bạn không nên chăm chăm nhìn thẳng vào mắt của đối phương, tùy từng trường hợp sẽ gây nên tác động tiêu cực. Bạn có thể nhìn vào sống mũi của họ hoặc thỉnh thoảng lướt qua cặp mắt như thế sẽ có lợi hơn.

- Biết dừng đúng lúc để nhấn trọng tâm vấn đề
Trong một bài diễn thuyết hoặc chủ đề thảo luận với nội dung dài. Bạn không nên thao thao bất tuyệt đọc liền một mạch thay vào đó nên dừng vào những trọng tâm để nhấn mạnh. Qua đó, người nghe cũng sẽ không cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi.

- Dùng cử chỉ bằng tay đúng cách
Trong giao tiếp, ngôn ngữ  biểu đạt qua cơ thể giúp cho việc truyền đạt thông tin sinh động và thú vị hơn. Nhưng không phải bạn cứ khoa chân mua tay, chỉ trò lung tung, nhất là việc chỉ tay vào đối phương là mang lại lợi ích. Do đó, phải biết kiểm soát cử chỉ của cơ thể để tránh điều bất lợi.

- Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến trang phục, cách đi đứng và các cử chỉ khác của cơ thể để thể hiện bản thân ở mặt tốt và có lợi nhất trong giao tiếp.

5. Giao tiếp trong xung đột

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

 

 Trong các cuộc tranh luận gay gắt đặc biệt xảy ra xung đột, việc bộc lộ sự bực bội, tức giận là điều xảy ra phổ biển. Trường hợp khi không kiềm chế được cảm xúc, đôi bên có thể phát ngôn ra những từ ngữ thiếu văn hóa, gây tổn thương và xúc phạm đến lòng tự trọng của nhau. Lúc đó hai bên không còn sự chia sẻ, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách chuẩn mực. Điều đó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc mất đoàn kết, tổn hại lẫn nhau. Vì vậy, bạn nên học cách bình tĩnh, dùng từ ngữ và cử chỉ thích hợp cố gắng làm giảm sự căng thẳng tránh gây nên cao trào kích thích xung đột.

Lời kết: Giao tiếp không chỉ là cách thức truyền đạt thông tin hai chiều giữa người nói và người nghe. Đó là sự thể hiện văn hóa, lối sống, cách ứng xử của mỗi người. Vì vậy, tác giả xin gửi những phương pháp hữu ích sử dụng trong giao tiếp để mọi người tìm hiểu và ứng dụng một cách hiệu quả.
>> Nguồn: Kênh tuyển sinh

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Thấu hiểu người khác qua hình thức giao tiếp

Chúng ta có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng nhiều hình thức. Với mỗi người, tùy theo tính cách, sở thích, nghề nghiệp của mình mà sẽ có thế mạnh riêng cho từng hình thức giao tiếp. Vì thế, bạn cũng có thể thấu hiểu được phần nào tính cách của một người khi biết hình thức giao tiếp thông dụng của họ.

Hình thức giao tiếp chính chúng ta thường dùng hàng ngày trong công việc cũng như trong cuộc sống là: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Trong đó giao tiếp trực tiếp hay còn gọi là giao tiếp mặt đối mặt, còn giao tiếp gián tiếp bao gồm giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp qua mạng xã hội và giao tiếp qua email. Trong ba hình thức này, bạn thiên về hình thức nào?
Mỗi người, tùy theo tính cách, sở thích, nghề nghiệp của mình mà sẽ có thế mạnh riêng cho từng hình thức giao tiếp. Và việc thấu hiểu được thế mạnh của mình cũng như đối tượng giao tiếp là gì, bạn sẽ chủ động hơn và có những điều chỉnh tốt hơn khi giao tiếp, trao đổi với họ.

Thấu hiểu đối tượng giao tiếp trực tiếp

thấu hiểu đối phương
Người mạnh về hình thức này thường là người hướng ngoại, có sự tự tin nhất định cũng như là người “nói giỏi hơn viết”. Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt, khả năng diễn đạt cũng như truyền tải cảm xúc khá hiệu quả, và nhiều khi có sự hài hước khiến người đối diện cảm thấy khá thu hút.
Những người có xu hướng giao tiếp mặt đối mặt thường có vẻ ngoài thân thiện, dễ tạo ra sự đồng cảm ở nơi người khác trong quá trình giao tiếp. Họ biết điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình sao cho hợp ý người nghe. Tuy nhiên những người này kỹ năng lắng nghe thường không được tốt.

Đối tượng thường giao tiếp qua điện thoại

Giao tiếp qua điện thoại sẽ có hai dạng: nhắn tin và gọi điện. Thường người thích nhắn tin có tính hướng nội nhiều hơn, hay suy nghĩ và cẩn thận. Điều gì với họ cũng cần có thời gian, không thể quyết định nhanh chóng được. Người nhắn tin điện thoại có thể hơi nhút nhát và không ưa mạo hiểm.
Họ khá e dè trong các mối quan hệ và để thật sự thấu hiểu họ là một việc không dễ dàng. Với những người thích giao tiếp bằng các cuộc gọi, tính thiếu kiên nhẫn là điều dễ thấy ở họ. Suy nghĩ của họ cũng kém sâu sắc hơn, đời sống nội tâm kém phong phú hơn.
Tuýp người này thích chia sẻ, giãi bày song không phải là người thích san sẻ tình cảm cho nhiều người.

Giao tiếp qua mạng xã hội

cách thấu hiểu người khác qua hình thức giao tiếp
Hình thức giao tiếp này ngày càng phổ biến và được rất nhiều đối tượng ưa chuộng. Viết blog, chia sẻ status trên facebook, vào phòng chat, “tám” trên các forum, diễn đàn… là những hình thức giao tiếp qua mạng xã hội. Bản thân các cá nhân thích hình thức này đều là người thích thể hiện bản thân song lại không năng nổ khi ra xã hội bên ngoài. Họ bất mãn, thất bại, cô đơn trong đời sống thực và muốn tìm một sự đồng cảm trên mạng xã hội ảo rộng lớn. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không nói đến những tay viết blog chuyên nghiệp hay xem blog là một nơi thể hiện ý kiến cá nhân về các vấn đề xã hội, kinh tế,…
Hình thức giao tiếp qua mạng xã hội khá đặc biệt so với các hình thức giao tiếp kia vì người tiếp nhận ở đây không xác định cụ thể là ai cả. Chính vì thế, cảm xúc, sự kiện được chia sẻ trở nên thật hơn, táo bạo hơn là ở hình thức giao tiếp khác. Mặt khác, trong hình thức giao tiếp qua mạng xã hội, chúng ta có thể giả danh, không thừa nhận tên thật, giấu giếm trình độ, bằng cấp… vì vậy, các mẫu người sử dụng hình thức giao tiếp này cũng đa dạng hơn.

Giao tiếp qua email

Hình thức giao tiếp này thường dùng trong công việc nhiều hơn, dành cho những người bận rộn, ít gặp mặt nhau. Giao tiếp qua email đòi hỏi bạn phải có khả năng diễn đạt, trình bày để thông điệp truyền đi đạt hiệu quả cao nhất. Nếu như trong tin nhắn, chat, bạn có thể viết từ không dấu, chấm phẩy lộn xộn, dùng tiếng lóng… thì trong email, mọi người rất dị ứng điều này. Nó có tính chất trang trọng hơn là các hình thức kia.
Giao tiếp qua email thể hiện rất nhiều trình về độ học vấn, năng lực ngôn ngữ và tính chuyên nghiệp trong công việc của một người. Đây là một hình thức giao tiếp bạn phải học hỏi, chứ không phải một sớm một chiều mà bạn có thể thành thạo được.
Tuy nhiên, các hình thức giao tiếp chỉ phần nào phản ánh tính cách của một người, để thấu hiểu về họ thật sự, bạn cần xem xem họ đang nói gì và tiếp xúc, gặp gỡ họ nữa. Những câu chữ, lời nói trong các hình thức giao tiếp gián tiếp chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, nên bạn cũng đừng phụ thuộc quá.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Sự thật về lương và phụ cấp của nhà giáo, có ai tin được những con số dưới dây?


Theo khảo sát, đánh giá gần đây cho thấy, phụ cấp ưu đãi bình quân toàn ngành giáo dục khoảng 36%, phụ cấp thâm niên toàn ngành giáo dục khoảng 18%.
 
Hiện nay nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công lập được hưởng các chế độ, chính sách theo các quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ngoài lương được hưởng theo quy định trên, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn được hưởng thêm 2 (hai) loại phụ cấp đó là: Phụ cấp ưu đãi (với các mức từ 25% đến 70%); phụ cấp thâm niên (được tính gia tăng theo thời gian công tác).

Theo khảo sát, đánh giá gần đây cho thấy, phụ cấp ưu đãi bình quân toàn ngành khoảng 36%, phụ cấp thâm niên toàn ngành khoảng 18%.
Như vậy, thu nhập bình quân tăng thêm giáo viên toàn ngành khoảng 54% (cao hơn đối với những công chức hành chính chỉ có phụ cấp công vụ 25%, nhưng mức lương và phụ cấp này đang thấp hơn mức lương và phụ cấp của một số ngành như:
Công chức Thanh tra có phụ cấp thâm niên (như giáo viên),  phụ cấp ưu đãi (15%; 20%;25%) và phụ cấp công vụ (25%), Công chức chuyên trách Đảng, Đoàn thể chính trị xã hội có 25% phụ cấp công vụ và 30% phụ cấp chuyên trách.
Đó là nội dung nằm trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (2013-2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Lương và phụ cấp của giáo viên đang thấp hơn so với rất nhiều ngành (Ảnh minh họa: VTV)
Lương và phụ cấp của giáo viên đang thấp hơn so với rất nhiều ngành (Ảnh minh họa: VTV)


Báo cáo cũng nêu rõ, tại các tỉnh miền núi, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
Giáo viên dạy lớp ghép ở tiểu học được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép từ 50% - 75%. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, một số địa phương cũng có chính sách riêng đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên như:
Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề, mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên,...
Điều đó đã góp đã phần nâng cao đời sống của giáo viên nhưng thực tế lương nhà giáo chưa đúng với chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và cũng chưa thực sự đảm bảo được đời sống so với biến động về giá hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
Với chính sách lương như hiện hành khó thu hút được người tài vào làm việc trong các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo hoặc có người tài nhưng họ chưa toàn tâm, toàn ý tập trung vào thực thi nhiệm vụ công vụ, dẫn đến tình trạng chất lượng công việc có phần bị hạn chế. Chưa góp phần thu hút, giữ chân người tài vào ngành sư phạm.
Thực tế có rất nhiều người tâm huyết với nghề dạy học, thậm chí mong muốn đóng góp công việc chung của đất nước, tuy nhiên, với mức lương như hiện nay khiến họ chưa yên tâm công hiến cho ngành. 
Chưa duy trì nghiêm được tính kỷ luật, thứ bậc và không tạo được tính cạnh tranh trong đội ngũ cán bộ, công chức, nhà giáo.
Các chế độ chính sách về lương cũng như các khoản thu nhập khác có tác động rất lớn đến cơ cấu, chất lượng chuyên môn; nếu mức thu nhập đảm bảo đời sống thì sẽ yên tâm công tác, đi sâu vào phát triển chuyên môn, và ngược lại sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng giáo dục.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương, trong đó có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Thực hiện Nghị quyết này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu đề xuất hệ thống thang bảng lương riêng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc.

Trong đó lương nhà giáo được thực hiện đúng chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động, chương trình tri ân, tôn vinh nhà giáo có những cống hiến xuất sắc và tâm huyết với ngành giáo dục và tôn vinh, tri ân các nhà giáo công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhà giáo đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu.

Hơn nữa, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chính sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã được đề xuất với Chính phủ ban hành nhằm thu hút học sinh thi vào các trường sư phạm, như:

Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911;  miễn học phí đối với sinh viên sư phạm; chế độ phụ cấp đứng lớp đối với nhà giáo; chính sách thâm niên cho nhà giáo đang giảng dạy; ban hành các thông tư về tiêu chuẩn chức danh nhà giáo; chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo dạy ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan đề xuất với Chính phủ thực hiện những giải pháp để nâng cao đời sống đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, qua đó thu hút nhân tài và khuyến khích các em học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm

>> Nguồn:Giáo dục Việt Nam