Học tiếng Anh nội trú Benative

Mô hình học tiếng Anh Homestay độc đáo, học - ăn - ở cùng Tây 24/7, môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Phần mềm luyện nghe tiếng Anh trên điện thoại


Bạn có biết những ứng dụng thông minh luyện nghe tiếng Anh đang ngày càng hiện đại và có tính áp dụng cao đang được rất nhiều bạn trẻ sử dụng? Nếu chứ biết tới chúng hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu nhé!

Spotlight

Phần mềm luyện nghe tiếng Anh Spotlight


Đây là phần mềm cung cấp những bài nghe về tin tức ngắn, một tuần bạn sẽ có 7 bài được cập nhập và mỗi bài kéo dài từ 10 đến 15 phút. Chúng ta có thể nghe bất cứ lúc nào và ở đâu bởi tính năng thông minh tích hợp trên chiếc điện thoại tạo ra một lợi thế để di chuyển và sử dụng. Còn chờ gì nữa hay mau tải về máy ứng dụng thông minh và hữu ích này về nhé!

Ted edu

 Phần mềm luyện nghe tiếng Anh Ted edu


Với phần mềm này chúng ta sẽ được nghe những buổi hội thảo về nhiều lĩnh vực do những diễn giả nổi tiếng trên thế giới tổ chức. Với sự đa dạng về thông tin nên chúng ta không những được luyện tập kỹ năng “Listen” mà có thể thực hành theo các thao tác đọc và phát âm chuẩn xác hiệu quả. Và đây cũng là phần mềm đáng được quan tâm và lưu ý cho phương pháp tự học tiếng Anh tại nhà.

Two min English

Phần mềm luyện nghe tiếng Anh Two min English


Khác với những phần mềm trên, Two min English mang tới cho chúng ta những video ngắn về các lĩnh vực kinh doanh, từ vựng hay cụm động từ. Đối với cách này người học có thể luyện nghe và củng cố thêm kiến thức về ngữ pháp. Một trong những tiện ích thông minh này chính là chìa khóa mang tới hiệu quả cho bạn nếu như biết áp dụng đúng cách và thường xuyên.

>> Xem thêm: Mách bạn 7 cách trau dồi khả năng học hỏi


ABA English With Films

Phần mềm luyện nghe tiếng Anh ABA English With Films


Chúng ta sẽ rất dễ bị phân tâm nếu như học tiếng Anh qua các bộ phim có phụ đề bởi khi đó. Việc chăm chú nhìn phần dịch nghĩa sẽ làm cho bạn sao nhãng việc nghe chính xác câu chữ và thông tin được nhắc đến trong bài nghe hay ở bộ phim.  

Vì thế hãy cải thiện vấn đề này bằng ứng dụng ABA English With Films, bạn sẽ chỉ thấy những tiếng nước ngoài và phải tự tìm kiếm nghĩa. Phần mềm này sẽ khiến chúng ta nghe được một cách hoàn toàn lời thoại và nội dung bằng tiếng Anh cũng như tiếp thu cách phát âm chuẩn của họ một cách tốt để luyện nghe.

Learn English Magazine
Phần mềm luyện nghe tiếng Anh Learn English Magazine


Một ứng dụng đang rất phổ biến hiện nay, đã có rất nhiều người sử dụng trên gần 200 quốc gia khác nhau. Với sự ưu điểm vượt trội đã khiến cho phần mềm này trở nên đắt khách. Được sáng tạo từ hai giảng viên Anh ngữ trên nước Mỹ, chúng ta sẽ được luyện nghe những nội dung hay và bổ ích từ các video qua báo chí và tạp chí. Một lượng thông tin lớn được tiếp nhận và đa dạng hóa nên sẽ giúp các bạn có cái nhìn và hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ này.

Berlitz English Premier

Phần mềm luyện nghe tiếng Anh Berlitz English Premier


Với tiện ích thông minh này sẽ cung cấp cho chúng ta những công cụ để thực hiện các thao tác luyện nghe một cách đơn giản và dễ sử dụng. Mang tới các bài thực hành tiếng Anh. Không những thế nó còn cung cấp 3 phương tiện giúp cho quá trình học tập đó là: phần mềm tiếng Anh, đĩa cd và các bài tập với các cấp độ khác nhau nâng cao dần.

Benative hy vọng đã mang tới cho các bạn những phần mềm luyện nghe tiếng Anh hiệu quả và hữu ích, chúc các bạn ngày càng học tốt phần “Listen” này, để thành thạo hơn với ngoại ngữ!

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Mách bạn 7 cách trau dồi khả năng học hỏi


Bất kể là bạn bao nhiêu tuổi, trong suốt cuộc sống của bạn, học hỏi là điều luôn tiếp diễn.
Học vấn chính thức của bạn kết thúc bằng bậc trung học phổ thông, nhưng con đường học tập của bạn thì không bao giờ kết thúc. Bạn có thể học lên đại học, học trung cấp, học tại chức, hoặc tham gia cộng đồng học tập dành cho người lớn.

Bạn cũng có thể nâng cao vốn hiểu biết của mình thông qua các buổi hội thảo về kinh doanh, qua những bài giảng, qua sách vở, qua các khóa học trực tuyến, và qua bất cứ thứ gì xuất hiện trong thông tin đại chúng. Bởi vậy, Liệu có hữu dụng không khi có thêm những thói quen tốt và những công cụ giúp bạn gia tăng khả năng học hỏi?

Dưới đây là một vài bí mật giúp trau dồi khả năng học tập của bạn. Hầu hết áp dụng cho lớp học, nhưng bạn có thể thích ứng với bất kỳ tình huống học tập nào.


Trau doi kha nang hoc hoi

1. Chuẩn bị

Nếu bạn sắp có một lớp học online hay tại trường, bạn hãy nghiên cứu tìm hiểu trước chương trình học tập của bạn để bạn biết điều gì sẽ xảy ra. Tham gia vào công việc chuẩn bị cần thiết như tải phần mềm, sách bài tập hoặc dành thời gian cho khóa học.

2. Học kỹ năng tổ chức

Nếu bạn là một người có thói quen ghi chú lên máy tính, hãy chắc chắn rằng bạn lưu các thư mục một cách hệ thống và bạn sẽ tìm được thư mục đó ngay khi bạn cần đến nó. Học cách tổ chức máy tính sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đỡ đau đầu. Nếu bạn là người thích ghi chú vào cuốn sổ tay, hãy dán các chú thích từng chương (bằng giấy sticker chẳng hạn) để bạn có thể ôn tập chúng sau đó.

3. Đúng giờ 

Đúng giờ

 

Nếu bạn tham gia một lớp học trực tuyến ( được thực hiện thông qua máy tính), bạn hãy online trước khi lớp học diễn ra 5 phút. Dọn dẹp sạch sẽ bàn của bạn, chuẩn bị sẵn cây bút, cuốn vở và các thư mục cần thiết cho buổi học. Đối với các lớp học trực tiếp tại trường, bạn hãy tham dự lớp học một cách đầy đủ, tập trung vào bài giảng chứ đừng lơ đãng.

4. Ghi chép một cách hiệu quả

Nếu bạn không thể vừa nghe vừa ghi bài cùng một lúc, hãy lắng nghe kỹ và ghi vào vở sau khi lớp học kết thúc. Nếu bạn có thể ghi âm lại bài giảng, bạn có thể vừa ôn lại bài học, vừa ghi chép lại một cách đầy đủ. Bạn cũng có thể hỏi giáo viên về dàn bài tóm tắt. Đừng quên ôn lại bài một lần nữa trước khi đến lớp nhé.


>> Xem thêm:
Kỹ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực cho bản thân

5. Thiết lập cách học tập của riêng bạn 

Thiet lap cach hoc tap rieng

 

Đâu là phương pháp học tập giúp bạn học tập tốt hơn: bằng tai (lắng nghe), bằng mắt (đọc), hay bằng tay (khi bạn thực hành)? Khi bạn biết mình dễ tiếp thu khi học theo kiểu nào, hãy áp dụng cách đó để học tốt hơn. Ví dụ nhé, những người học bằng tai thường giữ những đĩa CD trong xe hơi của họ và bật nó để nghe khi đang kẹt xe để giết thời gian một cách hiệu quả. Những người học bằng mắt thường giữ bên mình những cuốn sổ tay nhỏ để ghi chép và đọc nó khi họ đang tập thể dục trên máy chạy bộ. Khi bạn học,không gian yên tĩnh hay nghe nhạc thì bạn dễ học hơn? Biết được điểm mạnh của mình sẽ giúp bạn học tập một cách hiệu quả.

6. Đặt câu hỏi 

Đặt câu hỏi

Cho dù bạn có đang tham gia một khóa học trực tuyến hay bạn học tại trường, hãy ghi lại những câu hỏi khi nó xuất hiện trong đầu và hỏi giáo viên ngay khi bạn có cơ hội. Tôi luôn luôn tin rằng không hề có câu hỏi ngu ngốc hay ngớ ngẩn nào hết. Nếu bạn cần làm rõ vấn đề, bạn không thể tiếp tục học mãi cho đến khi câu hỏi của bạn có lời giải đáp. Hầu hết giảng viên sẽ nhìn nhận những câu hỏi như là điểm đáng chú ý, một trí tuệ thông minh.

7. Hoàn thành các bài tập

Hãy hoàn thành tất cả bài tập được giao trước khi đến lớp. Nếu bạn đang đọc một cuốn sách kỹ năng mềm, hãy thực hành nó. Nếu bạn bỏ lỡ một bài giảng, hãy tìm cách để học lại bài giảng đó – ví dụ như từ một bạn khác hoặc hỏi lại giảng viên. Những lớp học trực tuyến thì thường có băng ghi âm ghi hình lại, bởi vậy hãy chắc chắn bạn đã xem lại đoạn ghi âm bài giảng nếu bạn không thể tham dự tiết học đó.

Cuối cùng, chúng ta phải biết chọn lọc kiến thức để thu nạp, và cần phải phát triển thói quen học tập hiệu quả. Khi bạn biết được những thói quen nào giúp học hành tốt hơn, thì bạn sẽ học hỏi một cách hiệu quả hơn.


Nguồn: Tomo

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Kỹ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực cho bản thân



Chúng ta thường đề ra những mục tiêu cho đời mình nhưng phần lớn lại nản chí trên hành trình tiến đến mục tiêu ấy. Cho dù nguyện vọng của bạn là gì đi nữa, dưới đây sẽ là những lời gợi ý mà tôi hy vọng có thể giúp bạn trụ vững trong tiến trình chinh phục các mục tiêu của mình.

5 nguyên tắc vàng để thiết lập mục tiêu

 
Nguyên tắc thiết lập mục tiêu

Bạn đã bao giờ nghĩ trong 5 năm tới mình sẽ làm gì chưa? Bạn có thấy được mục tiêu công việc vào lúc này?  Bạn có biết mình muốn đạt được gì vào cuối ngày hôm nay không?

Nếu bạn muốn đạt được thành công, bạn cần phải đặt ra mục tiêu để quản trị cuộc đời của mình. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ thiếu tập trung và định hướng. Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp bạn điều khiển định hướng của cuộc sống mà  còn là chuẩn mực để xác định xem bạn có đang thực sự thành công hay không. Thử nghĩ xem: Có một triệu đô la trong ngân hàng sẽ là bằng chứng của thành công nếu một trong các mục tiêu của bạn là tích lũy của cải. Còn nếu mục tiêu của bạn là làm từ thiện thì việc giữ tiền trong tài khoản lại trái với định nghĩa thành công của bạn.


Cần làm gì để thiết lập mục tiêu trong cuộc đời?


Để thực hiện mục tiêu bạn còn cần phải biết cách thiết lập chúng. Bạn không thể chỉ nói: “Tôi muốn” và mong chờ phép màu xảy ra được vì thiết lập mục tiêu là một quá trình lâu dài bắt đầu bằng việc xem xét cẩn thận những gì bạn muốn đạt được và kết thúc với rất nhiều khó khăn  phải hoàn thành. Giữa lúc khởi đầu và kết thúc cần xác định các bước rõ ràng để vượt qua yêu cầu của từng mục tiêu. Hiểu được các bước này sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu khả thi. Dưới đây là năm quy tắc vàng để thiết lập mục tiêu:

Nguyên tắc thứ 1: Mục tiêu phải tạo ra động lực.

Mục tiêu phải tạo ra động lực.

 

Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành. Nếu bạn không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạn sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Do đó động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.

Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống bởi nếu có quá nhiều mục tiêu thì thời gian dành cho từng cái sẽ ít đi. Để đạt được mục tiêu thì phải có cam kết, do đó để tối đa hóa khả năng thành công, bạn cần phải có cảm thấy cấp bách phải thực  hiện và một thái độ bức thiết rằng “tôi phải làm điều này”. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ không hoàn thành những việc cần làm để biến mục tiêu thành hiện thực và từ đó thấy thất vọng với chính mình, gây nản chí. Và kết quả cuối cùng là bạn sẽ gieo một phản ứng rất tiêu cực kiểu “Tôi chẳng làm nên trò trống gì hết” vào trong tâm trí, có thể nói đây là một trong những điểm đáng lưu ý khi bạn tham gia các khoá đào tạo kỹ năng sống.

Lời khuyên: Để đảm bảo mục tiêu của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn. Hãy tự hỏi mình, “Nếu tôi chia sẻ mục tiêu này với người khác, tôi sẽ nói với họ những gì để thuyết phục họ rằng đó là một mục tiêu đáng giá?” Bạn có thể sử dụng trạng thái giá trị động lực khi bắt đầu nghi ngờ chính mình hoặc mất lòng tin.

Nguyên tắc thứ 2: Đặt mục tiêu SMART

 
Đặt mục tiêu SMART

Có thể bạn đã từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã  áp dụng các quy tắc đó chưa? Có thể nói mục tiêu thiết lập theo quy tắc SMART sẽ tạo ra nhiều động lực cho người thiết lập hơn. Có nhiều cách diễn giải về từ SMART nhưng nhìn chung thì SMART đại diện cho: Cụ thể - Đo lường được - Khả thi - Thích hợp - Có khung thời gian

Thiết lập mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ, tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung vì không mang lại định hướng đầy đủ. Hãy nhớ rằng, bạn cần mục tiêu để chỉ đường do đó phải làm cho mục tiêu trở nên dễ dàng hơn bằng cách xác định chính xác nơi bạn muốn kết thúc.
Đặt mục tiêu đo lường được: Mục tiêu phải bao gồm khối lượng công việc chính xác, ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó. Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là “Giảm chi phí” thì làm sao bạn biết được khi nào mình sẽ thành công? Trong một tháng nếu bạn giảm được 1% chi phí hay trong thời gian hai năm khi bạn giảm được 10% chi phí? Nếu không có cách để đo lường thành công, bạn bỏ lỡ dịp được ăn mừng thời điểm thành công tới.
Đặt mục tiêu khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên, cũng tránh thiết lập mục tiêu quá dễ dàng vì khi bạn không phải làm việc vất vả để đạt được mục tiêu, chiến thắng sẽ chẳng còn ý nghĩa gì và khiến bạn nhát gan không dám đặt ra các mục tiêu có nguy cơ cao. Tốt nhất nên thiết lập một mục tiêu thực tế nhưng thử thách để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân.
Đặt mục tiêu tương thích: Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình. Còn nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.
Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời hạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ biết được thời điểm chính xác để ăn mừng thành công. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.

Nguyên tắc thứ 3: Ghi mục tiêu ra giấy

Ghi mục tiêu ra giấy

 

Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ không có lý do gì để quên được. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ làm giảm chi phí điều hành xuống dưới 10% trong năm nay”, thay vì “Tôi muốn giảm chi phí điều hành xuống dưới 10% trong năm nay.” Cách ghi đầu tiên trông có vẻ thực tế hơn và bạn “thấy” rõ mình đang cắt giảm chi phí. Còn cách ghi thứ hai có vẻ thiếu đam mê và sẽ cho bạn một cái cớ để xao lãng.

Lời khuyên 1: Viết mục tiêu bằng giọng văn tích cực. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng duy trì mục tiêu hãy nói “Tôi sẽ giữ lại tất cả nhân viên cho quý tiếp theo” thay vì nói “Tôi sẽ cắt giảm tình trạng nhân viên nghỉ việc.” Câu đầu tiên tạo ra động cơ thúc đẩy còn câu thứ hai lại tạo thêm điều kiện “cho phép” bạn thành công ngay cả khi một số nhân viên ra đi.

Lời khuyên 2: Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh sách đó. Nếu bạn đang sử dụng một Chương trình hành động thì mục tiêu cũng nên được đặt lên trên cùng của Thư mục dự án.) Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để tiếp thêm động lực cho mình.

Nguyên tắc thứ 4: Lập kế hoạch hành động

Lập kế hoạch hành động
Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện tại, sau đó là những hành động nhỏ tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp.

Nguyên tắc thứ 5: Bám sát mục tiêu!

Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc. Luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Đích đến qua thời gian dài vẫn có thể giống như ban đầu nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu khám phá bản thân có thể thay đổi đáng kể. Nhớ đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu nhé.

Kỹ năng sống: Bí kíp giúp bạn hoàn thành các mục tiêu trong đời

1. Tập trung thay đổi một thói quen và hãy kiên định

 Tập trung thay đổi một thói quen và hãy kiên định

 

Lý do số 1 khiến mọi người không đạt được các mục tiêu là họ không kiên trì đi theo con đường đã chọn. Ví dụ, bạn muốn giảm cân. Thay vì thẳng thừng cắt giảm khẩu phần ăn, nếu bạn chỉ cắt giảm bánh kẹp nhân kem buổi tối tương đương 300 calo thì sao? Bạn không thay đổi bất cứ thứ gì ngoài một điều nhỏ. Đến cuối năm, bạn đã loại bỏ được 100.000 calo ra khỏi cơ thể mình.

Đây là một ví dụ đơn giản, nhưng nó cho thấy sự kiên định có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu như thế nào. Đừng cố tạo ra sự biến đổi diệu kỳ qua một đêm. Thay vào đó, hãy tập trung vào một việc và thực hiện nó hằng ngày trong khoảng 2 tháng. Sự thay đổi sẽ dẫn tới ngày càng nhiều thói quen thay đổi theo, và bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

2. Theo dõi mọi thứ

Từ giờ trở đi, hãy viết ra mọi việc trong ngày mà bạn đang làm có liên quan tới các mục tiêu mà bạn đặt ra cho bản thân. Nếu bạn muốn trở nên khỏe mạnh hơn, hãy viết ra mọi thứ bạn ăn hằng ngày. Ví dụ bạn là một chủ doanh nghiệp. Hãy viết ra mọi việc bạn đã làm để đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.

Đến cuối ngày, kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Bạn sẽ có thể xem những việc mình đã làm cho công ty và nhận ra rằng có nhiều hoạt động của bạn không cần thiết. Theo dõi những việc mình làm có ảnh hưởng sâu sắc tới chúng ta vì nó buộc chúng ta phải đánh giá những tiến bộ đạt được theo những số liệu cụ thể. Chúng ta cũng không thể quên mất mình đã xem TV 2 tiếng liền hoặc đã ăn 3 lát bánh phô mai. Chìa khóa đạt được các mục tiêu là theo dõi những điều đang cản trở chúng ta và loại bỏ những việc gây sao lãng đó.

3. Viết ra các mục tiêu của bạn

Hãy viết ra 3 việc lớn mà bạn muốn hoàn thành. Đây phải là những mục tiêu lớn mà bạn muốn đạt được. Chưa được viết ra thì các mục tiêu đó mới chỉ là những điều tưởng tượng. Đặt các mục tiêu đó trên giấy sẽ biến chúng thành hiện thực. Có quá nhiều điều gây sang lãng trên thế giới hiện nay, và chúng ta phớt lờ 99% chúng. Nhưng khi thực sự có các mục tiêu trước mắt hằng ngày, tự nhiên chúng ta sẽ bắt đầu nghĩ về chúng nhiều hơn. Hãy dốc hết sức lực và thời gian suy nghĩ về những điều bạn muốn đạt được và bạn sẽ đi đúng hướng.



Kết luận

Thiết lập mục tiêu không chỉ đơn giản là mong muốn điều gì đó xảy ra. Trừ khi bạn xác định chính xác điều mình muốn làm và hiểu lý do tại sao mình muốn làm điều đó ngay từ đầu, bạn sẽ khó đạt được mục tiêu đó. Qua 5 quy tắc vàng trong kỹ năng sống quan trọng - Thiết lập mục tiêu , bạn có thể tự tin đặt ra mục tiêu hài lòng khi cuối cùng cũng có thể chinh phục được mục tiêu rồi. Bạn quyết định sẽ làm gì hôm nay?
>> Nguồn: kênh tuyển sinh

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Những lợi ích bạn không ngờ tới của kỹ năng học nhóm



Khác với thời học phổ thông, khi lên đại học cao đẳng, việc học nhóm, làm bài tập nhóm luôn được các thầy cô giáo thực hiện thường xuyên. Điểm của nhóm được tính chung cho tất cả các thành viên, vì vậy làm thế nào để học nhóm có thể thu được kết quả tốt? Học nhóm không đơn giản chỉ là học giỏi, rất nhiều bạn sinh viên học một mình rất giỏi nhưng lại ngược lại với học nhóm.

Thực tế cho thấy những sinh viên học tập tốt và có kết quả cao lại luôn học nhóm, thường bạn sinh viên đó sẽ là thành viên trưởng nhóm, thành viên tích cực nhất trong nhóm học. Vậy học nhóm đem lại lợi ích thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu nhé!

Lợi ích của kỹ năng học nhóm

Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm yếu điểm mạnh của mình

Không phải ai cũng là một người hiểu biết về mọi mặt, có người giỏi ở môn học này, có người lại giỏi ở môn kia. Và đó là quy luật bù trừ của những người trong cùng một nhóm. Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh yếu của mình, với những người học cùng bạn, mọi kiến thức đều sẽ được chỉ ra. Ngoài ra mỗi người có một cách ghi chép bài khác nhau, bạn có thể tham khảo được nhiều điều hay ho về cách viết bài của họ, từ đó giúp bạn có được cách học tập tốt hơn.

Rèn luyện tính trách nhiệm

Học nhóm, làm bài tập nhóm chính là một kết quả chung đánh giá. Việc học nhóm muốn hiệu quả sẽ thường đặt ra các luật và yêu cầu riêng biệt. Ví dụ như: Chiều chủ nhật hàng tuần là ngày học nhóm, các bạn sẽ đến nhà của một bạn cùng làm bài tập, yêu cầu tất cả đều đã làm hết bài tập của phần này… Như vậy, nếu bạn đến tham dự học nhóm mà bản thân bạn không làm bài tập hay trang bị đủ kiến thức yêu cầu cho buổi học thì sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Học nhóm giúp tạo động lực học cân bằng cho các thành viên trong nhóm.

Tăng khả năng tư duy, phản biện

Tăng khả năng tư duy, phản biện
Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn về các kiến thức mà nếu học có thể bạn sẽ bỏ qua.

Tạo cho mình một khoảng thời gian học tập cố định, tăng khả năng tập trung, có động lực học

Thông thường sinh viên là vậy, à mà không chỉ sinh viên, mọi người học luôn cố gắng tìm cách để cho cái “sự lười lên ngôi”, mất tập trung vào các thứ khác. Đơn giản như này, bạn dự định chiều nay sẽ ngồi học về chương A, khi gần đến giờ học bạn lại thấy nên cần đi pha một ly trà nóng, sau đó đọc một cuốn truyện, rồi lại lướt Facebook một tẹo rồi học cũng được. Cũng chính vì vậy, bạn lại một lần nữa đẩy xa cái kế hoạch học tập ban đầu.
Học nhóm thì khác, học nhóm luôn tạo một tiềm thức trong đầu cho bạn là mọi người sẽ cùng đến học như mình. Khi mà tạo nên một suy nghĩ về sự cân bằng, tại sao mọi người học mà mình lại không? Vì vậy bạn sẽ có trách nhiệm tự giác và tập trung hơn trong khi học nhóm.

Học nhóm còn tăng sự ganh đua trong học tập, đưa bạn đến một mức giới hạn mong muốn. Đơn giản như việc: Tại sao bạn học A lại giỏi hơn mình? Tại sao bạn học B lại có điểm cao hơn mình?

Giải pháp cho việc trì hoãn

  Giải pháp cho việc trì hoãn

 

Vì học nhóm đòi hỏi thành viên phải gặp mặt thường xuyên, nên việc trì hoãn là điều không thể.

Nếu tự học, thì sinh viên có thể trì hoãn việc học đến đêm trước khi đến lớp. Thì khi học nhóm, sinh viên buộc phải có mặt thời điểm nhất định, và họ không thể trì hoãn nó (trừ khi học thật sự bỏ qua hoàn toàn việc học nhóm).
Nếu bạn đang phải vật lộn với loại bỏ thói quen trì hoãn. thì học nhóm có thể là giải pháp dành cho bạn !

Học hỏi nhanh hơn

Khi học cùng nhau, sinh viên tham gia học nhóm thường học nhanh hơn sinh viên học một mình.
Ví dụ, một số phần quyển sách có thể gây khó hiểu cho bạn, nhưng đối với thành viên khác thì không. Trong một nhóm học, thay vì phải dành thời gian quý báu để giải quyết khó khăn, thì bạn có thể học nhanh chóng bằng việc đặt câu hỏi với các thành viên còn lại.
Hơn nữa, bạn có thể giúp các thành viên còn lại khi họ không hiểu vấn đề gì đó mà đó là vấn đề mà bạn biết.

Có được góc nhìn mới

Có được góc nhìn mới
Nếu học một mình, bạn sẽ chỉ thấy vấn đề ở góc nhìn của bạn.
Dù đây không phải là vấn đề, nhưng có thêm góc nhìn mới về cùng chủ đề có thể giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn.
Học nhóm là không gian tuyệt vời để tìm cho mình nhiều góc nhìn khác. Khi lắng nghe và đặt câu hỏi. Bạn sẽ có được một loạt câu trả lời từ nhiều góc nhìn khác nhau ở cùng một vấn đề.
Điều này buộc bạn phải suy nghĩ nhiều hơn về vị trí hiện tại và sau này. Do đó hãy phát triển kĩ năng tư duy tranh luận khi nó giúp bạn hoàn thiện hơn trong việc học.

Học được kĩ năng mới

Ngoài việc có được góc nhìn mới về một chủ đề, bạn cũng có thể tìm được phương pháp học mới.
Suốt quá trình học đại học. mỗi người có thể phát triển phương pháp học cho riêng mình. Dù là bạn làm việc xuất sắc, nhưng bạn vẫn có thể tìm cách để cải thiện kĩ năng học tập hay khả năng tư duy có thể nhạy bén hơn.
Bằng cách tham gia nhóm họ, bạn sẽ có cơ hội học quan sát được các phương pháp học khác nhau. Sau khi xem xét ưu và nhược điểm, bạn có thể cải thiện chế độ học cho riêng bạn bằng cách kết hợp các phương pháp tốt nhất với nhau.
Ngoài ra, bạn có thể giúp thành viên khác cải thiện việc học bằng cách chia sẻ mẹo học của bản thân.

Tránh được sự nhàm chán

Học nhóm giúp bạn tránh được sự nhàm chán
Tự học trong khoảng thời gian dài có thể gây nên sự nhàm chán. Tuy vậy tham gia một nhóm học, bạn có thể xóa bỏ sự nhàm chán đó và học được nhanh hơn.
Vì trong mỗi người trong nhóm học luôn có một khía cạnh riêng, do đó sẽ luôn có ai đó thảo luận chủ đề cùng bạn.
Nếu bạn cảm thấy một vài lớp học tẻ nhat, hãy cân nhắc tìm cho mình một nhóm học điều đó sẽ giúp việc học trở nên thú vị hơn.

Lấp đầy lỗ hổng kiến thức

Học nhóm mang lại một cơ hội tuyệt vời để lấp đầy những thiếu sót trong ghi chép của bạn.
Bằng cách so sánh ghi chép của bản thân với các thành viên khác, bạn có thể đánh giá chính xác bản thân, cải thiện những thiếu sót, và có thêm những ý tưởng tốt hơn.
Mặt khác , nếu bạn là người ghi chép giỏi, bạn cũng có thể giúp những người khác sửa lỗi và hơn những thế kĩ năng của bạn cũng sẽ được trâu dồi hơn.

Thực hành để áp dụng vào thực tế

Làm việc cùng người giống mình trong nhóm học mang lại cơ hội tuyệt vời để cải thiện kỹ năng làm người của bạn.
Sau khi kết thúc đại học, bạn sẽ cảm thấy chính mình đang làm việc với đồng nghiệp trong dự án ở một nhóm năng động tương tự đại học vậy.
Nếu bạn giải quyết được tình huống khó khăn trong nhóm học, bạn có thể sử dụng chúng để tập luyện khả năng cộng tác của bản thân.

Tuy nhiên, để việc học nhóm đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý

- Nghiêm túc, tập trung trong giờ học tránh trường hợp ngồi "tám" chuyện, làm sai mục đích học nhóm.
- Có thời khóa biểu rõ ràng và nên duy trì học lâu dài.
- Chọn bạn cùng nhóm có chung sở thích và mục đích học tập, việc học sẽ hiệu quả hơn.
- Cần tạo ra bầu không khí trao đổi cởi mở, thân thiện, hợp tác, không áp đặt cái tôi của mình quá lớn vào quá trình thảo luận để mọi người có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
Trên đây là một số lợi ích mà học nhóm đem lại. Học nhóm sẽ giúp các bạn có một lộ trình học tốt hơn. Học nhóm cũng tương tự như việc học cùng với gia sư, khác ở chỗ gia sư là người hiểu rõ bài học hơn, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hơn và sẽ giúp bạn định hướng học tập tốt nhất. Học tập cùng gia sư giỏi dạy kèm tại nhà là một lựa chọn hoàn hảo!
>> Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp