Học tiếng Anh nội trú Benative

Mô hình học tiếng Anh Homestay độc đáo, học - ăn - ở cùng Tây 24/7, môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

TS Trần Bắc Hải: Người Việt kém tiếng Anh vì không dũng cảm bằng trẻ con?

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ về việc học tiếng Anh từ TS Trần Bắc Hải, rút ra kinh nghiệm và áp dụng vào quá trình học của mình các bạn nhé.

TS Trần Bắc Hải: Người Việt kém tiếng Anh vì không dũng cảm bằng trẻ con?


"Hai thằng cháu tôi, khi sang Úc, một chữ Tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết. Chúng dùng tiếng Anh – Việt lẫn lộn: Gọi cái lược nhỏ là "baby lược", đi qua cầu vượt là "đi qua cái cao bridge"…

Tiếng Úc đặc sệt, nước mắm và tiếng Việt giọng Hải phòng


Thời buổi đất nước Việt Nam mở cửa, ra ngõ là gặp các trung tâm luyện tiếng Anh , luyện nói, luyện ngữ pháp, luyện thi cấp tốc lấy chứng chỉ TOEFL hay IELTS. Nhưng từ kinh nghiệm của bản thân và gia đình, tôi thấy có lẽ không có cách nào học tiếng Anh hiệu quả bằng cách của… trẻ con tập nói.

Hai thằng cháu nội của tôi sinh ra ở Sài Gòn, qua Adelaide khi 3 và 5 tuổi, khi ấy chỉ nói được tiếng Việt chứ tiếng Anh thì một chữ bẻ đôi cũng không có.

Đi nhà trẻ thì dĩ nhiên chả có ai nói tiếng Việt nên chỉ ít bữa đã thấy chúng bắt đầu pha trộn tiếng Anh-Việt tùm lum. Chúng gọi cái lược nhỏ là "baby lược", gọi đi qua cầu vượt là "đi qua cái cao bridge" là đi qua dưới chân cây cầu vượt…

Tôi xem một phóng sự truyền hình ở Việt Nam, người ta gọi những đứa trẻ nói lẫn tiếng Anh – Việt này là ‘rối loạn ngôn ngữ". Sai hết cả.

Bọn trẻ chỉ rụt rè không bắt chuyện khi gặp người lớn lạ mặt, chứ chả bao giờ không bắt chuyện vì sợ… nói sai. Bạn thấy đấy, ngay cả khi còn ngọng líu ngọng lô, chúng vẫn có thể nói luôn mồm.

Và điều kỳ diệu xảy ra với cháu tôi chỉ sau có vài tháng nói pha trộm tùm lum thế: Chúng đã nói tiếng Anh giọng Úc đặc sệt chả khác gì tụi nhỏ cùng lớp.

Tôi lẩn thẩn nghĩ, giá mà khi học ngoại ngữ, người lớn chúng ta cứ biến thành trẻ con hết, cứ bắt chước trẻ con và dũng cảm như trẻ con, thì chắc là sẽ học rất nhanh, rất hiệu quả.

Có lẽ vì thấy trẻ nhỏ vừa chơi vừa học ngôn ngữ dễ dàng nên nhiều bậc cha mẹ ở các đô thị Việt Nam đang cố gắng cho con trẻ đi học tiếng Anh từ nhỏ.

Ngay cả nếu như không có đủ điều kiện cho con vào học các trường quốc tế thì các phương tiện nghe nhìn, các chương trình hát, múa, hoạt hình bằng tiếng Anh cho trẻ con bây giờ cũng không còn hiếm hoi như ngày xưa. Đặc biệt, Trung tâm ngoại ngữ mọc lên khắp nơi.

Tuy nhiên, cần chọn những trung tâm dạy trẻ đến với tiếng Anh tự nhiên nhất, nhiều môi trường nói tiếng Anh nhất, dạy tiếng Anh giống ngôn ngữ thứ 2 – "nội ngữ" chứ không phải "ngoại ngữ", nơi trẻ vừa chơi vừa học, thoải mái vui vẻ, chứ không bị gò ép bởi bệnh thành tích, bởi điểm số, không đặt mục tiêu mấy tháng phải đạt chứng chỉ này, điểm số nọ.

Đôi khi tôi nghe có bậc phụ huynh e ngại là trẻ nhỏ còn chưa rành rẽ tiếng mẹ đẻ, liệu cho học tiếng Anh ngay có bị ảnh hưởng không tốt?

Quả thật 2 thằng cháu nội của tôi vẫn nghe và hiểu được lời người lớn nói tiếng Việt, nhưng chúng hầu như chỉ trả lời chúng tôi bằng tiếng Anh, và nói chuyện với nhau cũng toàn bằng tiếng Anh.

Cha mẹ, ông bà tìm cách kháng cự lại nhưng tình thế tiếng Anh áp đảo tiếng Việt, nên dường như khó cứu vãn vì ai cũng đi làm cả tuần, có ít thời gian dành cho tiếng Việt của trẻ nhỏ.


TS Trần Bắc Hải: Người Việt kém tiếng Anh vì không dũng cảm bằng trẻ con?
(Nguồn ảnh: soha.vn)



Ở nhà ông bà Tiệm bạn đồng hương Hải Phòng thì tình thế lại khác hẳn. Anh chàng con rể là người Úc, nhưng ông bà đều đã nghỉ hưu, lại mua nhà ở ngay gần các con để săn sóc tụi nhỏ.

Kết quả là tụi nhỏ rất dễ thương, bề ngoài thì tóc nâu da trắng như Tây, ở trường thì nói tiếng Anh đặc sệt, nhưng về nhà thì đều thích nước mắm và có thể tiếp chuyện khách khứa của ông bà bằng tiếng Việt giọng… Hải Phòng.

Một gia đình khác là cô N. qua du học rồi sanh con ngay ở Adelaide. Vừa đi học vừa nuôi con, cháu bé gửi nhà trẻ nên nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, không nói được tiếng Việt.

Hai mẹ con trở về Hà Nội khi cháu 4 tuổi, sau một thời gian thì cháu cũng nói được tiếng Việt như mọi trẻ Việt, nhưng tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai, là cái vốn cho cháu sau này dễ dàng trở thành một công dân toàn cầu.

Nghe nói trước; đọc viết, ngữ pháp sau


Trở lại việc người lớn học tiếng Anh hay một thứ tiếng nước ngoài nào khác. Khi tôi đi học cách đây mấy chục năm đã được các bậc tiền bối truyền lại khá nhiều kinh nghiệm khác nhau.

Nào là chép mỗi ngày ra giấy một số từ nào đó, bỏ túi, lúc nào rảnh là lấy ra học. Nào là phân tích ngữ pháp chỗ nào giống, chỗ nào khác tiếng mẹ đẻ. Thậm chí khi đi ngủ cũng cứ để radio nói tiếng ngoại ngữ… cho nó thấm vào cả các giấc mơ.

Trong chương trình dạy ngoại ngữ hồi ấy mỗi bài học mới đều bắt đầu bằng một bài khóa (text), sau đó là danh sách các từ mới và từ tiếng Việt tương đương. Tiếp theo là phân tích các cấu trúc ngữ pháp mới trong bài. Phần then chốt là người học sẽ phải dịch bài khóa sang tiếng Việt. Cuối cùng rồi mới đến tiết mục giáo viên đặt một số câu hỏi và học viên phải trả lời bằng ngôn ngữ đang học.

Có lẽ chương trình ấy lạc hậu từ lâu rồi. Tôi không phải là chuyên gia dạy tiếng Anh, nhưng thiển nghĩ rằng cách thức trẻ nhỏ học ngôn ngữ có thể gợi ý cho người lớn chúng ta những phương pháp để học tiếng Anh hiệu quả hơn.

Trước hết, khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học nghe hiểu và nói ra được điều muốn nói, rồi sau mới tiến đến học đọc, học viết. Khi đọc và viết bằng tiếng Anh, phần nhiều người Việt chúng ta vẫn phải dịch ra giấy hay dịch thầm ra tiếng Việt.

Dĩ nhiên việc dịch sang tiếng mẹ đẻ là quan trọng trong một số hoàn cảnh, yêu cầu nghề nghiệp nào đó, nhưng nếu đặt yêu cầu đọc và viết trước nghe và nói thì người học sẽ định hình suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới chuyển ngữ trở lại tiếng Anh. Kết quả là tiếng Anh sẽ cứ là "ngoại ngữ", không thể trở thành "nội ngữ" như bạn mong muốn.

Khi đối thoại, chúng ta bắt buộc phải dùng tiếng Anh một cách trực tiếp, hạn chế việc chuyển ngữ trở lại tiếng Việt trong suy nghĩ, và có lẽ đó chính là cách hiệu quả nhất để biến "ngoại ngữ" thành "nội ngữ".

Thu mình và sợ sai: Mãi mãi không hòa nhập được với người bản xứ


Một điều nữa rất quan trọng chúng ta có thể học từ trẻ nhỏ là: Chúng học ngôn ngữ như phản ứng tự nhiên với môi trường, học thông qua chính những sai lầm của mình. Như vậy chúng không sợ sai.

Người lớn chúng ta thường câu nệ trật tự, khuôn phép, sợ mình nói không hay, sợ mình nói những lời không chuẩn về phát âm hay ngữ pháp. Khắc phục nỗi sợ hãi này khó lắm.

Người Việt khi mới di cư qua Úc, nếu không phải là sinh viên du học thì đều được chính phủ Úc tài trợ đi học tiếng Anh mấy trăm giờ miễn phí.

Học với thầy bản ngữ, sống trong môi trường bản ngữ, nhưng các bác lớn tuổi thường sợ nói nên ít chủ động bắt chuyện với Tây. Sắm được cái TV thì chỉ thích coi chương trình bằng tiếng Việt, xem phim bộ bằng tiếng Việt.

Vì rằng tự đáy lòng đã lười nghe, lười nghĩ bằng tiếng Anh, lười luôn việc quan tâm đến những gì xa xa một chút khỏi gia đình riêng, khỏi môi trường hạn hẹp của mình nên kết quả là đa số các bác lớn tuổi có cuộc sống và sự nghiệp ổn định trong phạm vi đồng hương với nhau, rất ít người hội nhập được vào cuộc sống văn hóa, chính trị của đất nước mình đang sống.

Trẻ nhỏ học ngôn ngữ để vào đời. Ngôn ngữ chính là cuộc sống. Người lớn chúng ta trước khi học tiếng Anh thì đã có một cuộc đời dài bằng tiếng Việt rồi, tuy khó khăn nhưng muốn học tiếng Anh thì rất nên coi mình cũng là người trong cuộc của cuộc sống tiếng Anh, văn hóa tiếng Anh. Thái độ này sẽ quyết định phương pháp.

Thái độ "cực đoan" của bà xã và nỗi sợ của một GS giỏi tiếng Anh


Khi mới qua Úc vợ tôi đã ngoài 40 rồi mới thực sự đi học tiếng Anh. Những năm đầu, bà ấy cực đoan đến mức hoàn toàn "tắt đài" tiếng Việt, chỉ đọc báo, coi TV về thời sự và cuộc sống nơi mình đang sống.

Không có tiền mua báo hàng ngày thì nhặt ba cái tạp chí phổ thông người ta đọc xong để lại ở những chỗ công cộng cho những người khác muốn "giết thời gian".

Loại tạp chí này thường bị gọi là mấy tàu lá cải (tabloid) vì chả nói được chuyện gì cao siêu, chỉ đăng các thứ dễ đọc như các mẩu chuyện vui, cách nấu một món ăn, cách trồng một loại cây trong vườn, cho đến chuyện đời tư của các diễn viên, các vận động viên nổi tiếng.

Chúng tôi may mắn có được những người thầy bản ngữ tuyệt vời. Giáo sư của tôi là thầy John và cô Brenda di cư từ Liverpool qua Adelaide, là những người bạn cả gia đình tôi mãi mang ơn, đã làm tôi hiểu vì sao người Anh không dễ kết bạn, nhưng đã là bạn thì bạn trung thành suốt đời.

Một cặp khác cũng là những người bạn thân lâu năm của cả gia đình là John và Pauline thì lại… đặc Úc. Bác John Úc này cũng đi học tiếng Việt, nhưng chuyện bác ấy học tiếng Việt tôi sẽ kể trong một dịp khác.

Những người bạn này có xuất thân, nghề nghiệp và các quan tâm xã hội khác nhau, ngữ điệu tiếng Anh cũng khác nhau, nhưng cũng nhờ vậy mà đã giúp cho vốn hiểu biết tiếng Anh và văn hóa Anh-Úc của chúng tôi được nhanh chóng mở rộng.

Chỉ sau vài năm, bằng thái độ/phương pháp phù hợp cộng với nghị lực vươn lên và hòa nhập vào môi trường tiếng Anh, bà xã tôi lấy được bằng phiên dịch/thông dịch, sau đó mấy năm liền chuyên đi các bệnh viện và tòa án để dịch cho các đồng hương.

Tản mạn khỏi câu chuyện bắt chước trẻ con, có người hỏi tôi "anh thấy quan chức và giới trí thức ở Việt Nam nói tiếng Anh thế nào?". Tất nhiên, ai cũng biết là phần đông quan chức Việt Nam không thạo tiếng Anh, nhưng ngay cả những người thạo thì cũng gặp phải những nỗi sợ rất buồn cười.

Tôi quen biết nhiều người ở Việt Nam rất giỏi tiếng Anh, kể cả những người chưa từng có thời gian dài du học nước ngoài. Nhưng thực sự tự tin với tiếng Anh như "nội ngữ", và hơn nữa là có thể hùng biện bằng tiếng Anh, thì có lẽ là điều còn chưa dễ dàng.

Bởi người Việt chúng ta, ngay cả khi đăng đàn bằng tiếng mẹ đẻ cũng thường có thói quen hình thức là đọc từ bản viết sẵn.

Tôi rất quý một giáo sư rất giỏi làm việc trong ngành y, mỗi khi lên diễn đàn, tôi biết anh ấy toàn nói vo, nhưng vẫn phải cầm theo một tờ giấy vì không dám tỏ ra khác người, vì sợ mọi người nghĩ rằng mình ăn nói tự do, không theo bài bản.

Trộm nghĩ, có lẽ khi nào nước ta theo kịp đời sống xã hội cởi mở của các nước nói tiếng Anh, thì chúng ta sẽ càng thấy nhiều hơn các quan chức và dân chúng lưu loát, hùng biện tiếng tiếng Anh cũng như tiếng Việt.


Theo TS Trần Bắc Hải (từ Úc)
Trí thức trẻ

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Lợi ích của giao tiếp tốt trong kinh doanh

Nếu trong đời sống giao tiếp đóng vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi người thì trong kinh doanh giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần với thành công.







Lợi ích của giao tiếp tốt trong kinh doanh

Giám đốc truyền thông Andy Cook nói: “Trong thế giới kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đấu tranh để chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm một mảnh đất màu mỡ. Muốn đứng trên bục vinh quang, doanh nghiệp cần xây dựng một lực lượng hùng hậu và thúc đẩy đội ngũ của mình phát triển. Yếu tố nào sẽ giúp bạn biến lý thuyết thành hiện thực đó chính là giao tiếp. Giao tiếp tốt mang đến cho bạn và doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn những gì bạn tưởng tượng”.

Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu


Để xây dựng một đội ngũ tốt đòi hỏi phải có một nhà lãnh đạo tài ba với khả năng giao tiếp “hơn người”. Bởi, người giao tiếp giỏi là người có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp nhân viên loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp.Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch


“Đôi khi cách diễn giải “loằng ngoằng” có thể khiến đối tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều này sẽ thật tệ hại. Nhưng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là “tút tát” lại sai lầm. Với những thông tin “lỡ” sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiêm trong giao tiếp”, Andy nói


Thúc đẩy quá trình kinh doanh


Khi giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu. Khi chỉ số tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.

Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở


Sự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để họ cố gắng lao động hết mình. Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái.Điều này tác động lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên.


Tăng tương tác với khách hàng


Sự giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng (nếu có) của khách hàng (hoặc đối tác). Các cuộc điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.

Hiểu và nắm bắt được thị trường


Sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phát triển đội ngũ kinh doanh cốt lõi và khuyến khích mở các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là cách làm thông minh để doanh nghiệp của bạn tạo khoảng cách với các doanh nghiệp khác.


>> Nguồn: kynang.edu.vn

 Sưu tầm: kynang.edu.vn

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Sưu tầm những câu chúc mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh hay nhất

Những câu chúc mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh hay nhất  sẽ giúp bạn mang đến cho bạn bè, người thân hay một nửa kia của mình những giây phút ngọt ngào, ấm áp và tràn đây yêu thương. Nếu muốn cuộc hẹn trở nên lãng mạn và ý nghĩa hơn, hãy mang người ấy đến một nơi thật đặc biệt và mới lạ để nói ra những lời chúc này. Đừng quên học thuộc những câu chúc mừng giáng sinh bằng tiếng anh này và tập luyện sao cho diễn cảm trước gương thần nhé. Khi nói trước gấu bạn cần chất giọng diễn cảm (không quan tâm về nội dung gấu có nghe kịp hay không), âm điệu và ngữ cảnh xung quanh nha.

Sưu tầm những câu chúc mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh hay nhất


Những câu chúc mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh đơn giản nhưng hay và đầy ý nghĩa
1. May your Christmas be filled with special moment, warmth, peace and happiness, the joy of covered ones near, and wishing you all the joys of Christmas and a year of happiness. (Chúc bạn một Giáng sinh chứa chan những giây phút đặc biệt, bình yên, hạnh phúc, vui vẻ bên người nhà. Chúc bạn một mùa Giáng sinh vui và một năm hạnh phúc.)

2. With all good wishes for a brilliant and happy Christmas season. Hope things are going all right with you. (Gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp cho một mùa Giáng sinh an lành và vui tươi. Ngó mọi điều bình an sẽ đến với bạn.)

3. It seems that Christmas time is here once again, and it is time again to bring in the New Year. We wish the merriest of Christmas to you and your loved ones, and we wish you happiness and prosperity in the year ahead. (Một mùa Giáng sinh lại về và một năm mới sắp đến. Chúng tôi gởi đến bạn và những người thân yêu lời chúc Giáng Sinh lành, và chúc bạn một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng.)

4. Christmas time is here. I hope you have a wonderful New Year. May every day hold happy hours for you. (Giáng sinh đã đến. Tôi chúc bạn một năm mới thật tuyệt vời. Mong mỗi ngày qua đi sẽ là những giờ phút hạnh phúc nhất dành cho bạn.)

5. Christmas waves a magic wand over this world, making everything softer than snowflakes and all the more beautiful. Wish you a Magical Christmas. (Giáng sinh vẫy cây gậy thần kỳ làm cho mọi thứ mềm mại hơn cả bông tuyết rơi và đẹp hơn bao giờ hết. Chúc bạn một Giáng Sinh thần kỳ.)

6. Sending the warmest Christmas wishes to you and your family. May God shower his choicest blessings on you and your family this Christmas! (Gửi đến bạn và gia đình những lời chúc Giáng sinh ấm áp nhất . Xin Chúa ban phúc lành đến bạn và người nhà trong mùa Giáng sinh năm nay!)

7. May joy and happiness snow on you, may the bells jingle for you and may Santa be extra good to you! Merry Christmas! (Mong bạn luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, những tiếng chuông ngân lên dành cho bạn và ông già Noel sẽ hào phòng với bạn! Giáng Sinh vui vẻ!)

8.  You are special, you are unique; may your Christmas be also as special and unique as you are! Merry Christmas! (Bạn thật đặc biệt. Bạn thật tuyệt vời! Chúc Giáng sinh của bạn cũng đặc biệt và tuyệt vời như bạn vậy.)

9. Love, Peace and Joy came down on earth on Christmas day to make you happy and cheerful. May Christmas spread cheer in your lives! (Tình Yêu, An Bình và Niềm Vui đã đến trên địa cầu trong lễ Giáng sinh để làm cho bạn hạnh phúc và hân hoan. Chúc cho niềm hạnh phúc tràn ngập cuộc đời bạn.)

10. Faith makes all things possible; Hope makes all things work and Love makes all things beautiful. May you have all the three for this Christmas. Merry Christmas! (Niềm tin làm mọi thứ trở nên khả thi; Hi vọng làm mọi thứ hoạt động và Tình yêu làm mọi thứ đẹp đẽ. Chúc bạn có cả 3 điều ấy trong mùa Giáng Sinh này.)

11. This is another good beginning. May you be richly blessed with a succesfull new year. May my sincere blessing suround spendid travel of you life. (Mọi việc lại bắt đầu tốt đẹp. Chúc bạn thành công trong năm mới. Những lời chúc chân thành của tôi đến với cuộc sống huy hoàng của bạn.)

12. Bringing your good wishes of happiness this Chritmas and on the coming year. (Gửi đến bạn những lời chúc hạnh phúc trong ngày lễ Giáng Sinh và năm mới.)


Những câu chúc mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh cầu kỳ và độc đáo nhất
13. Christmas waves a magic wand over this world, making everything softer than snowflakes and all the more beautiful. Wish you a Magical Christmas. (Giáng Sinh vẫy cây gậy thần kỳ làm cho mọi thứ mềm mại hơn cả bông tuyết rơi và đẹp hơn bao giờ hết. Chúc bạn một Giáng Sinh thần kỳ).

14. At the stroke of midnight on Christmas, if a fat man dressed in a red suit jumps through your window, grabs you and puts you in a sack, don’t panic. I told Santa I wanted YOU for Christmas! (Nửa đêm Giáng sinh, nếu một ông già mập mặc đồ đỏ nhảy qua cửa sổ, gói bạn lại và cho vào bao tải thì đừng có chống cự nhé. Tôi đã nói với ông Noel rằng tôi muốn có BẠN trong Giáng sinh này.)

15. Winter is very cold but romantic, especially for couples falling in love. Sunshine in winter is light but enough to make someone feel warm in the cold weather. Noel is the special holiday for you and people surrounding you enjoy happiness and sweep moment of love. Let open your heart to feel warm and love s in winter. Wish all of you a happy and warm Christmas and peaceful New Year! (Mùa đông lạnh nhưng rất lãng mạn, nắng của mùa đông yếu nhưng đủ làm ấm trái tim một ai đó. Noel là dịp bạn và những người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu thương. Đừng đóng chặt trái tim mình, hãy mở cửa trái tim để biết rằng giữa mùa đông mình vẫn thấy ấm áp. Chúc các bạn của tôi một mùa giáng sinh vui vẻ và một năm mới bình an!)

16. Do you know the relationship between two eyes? They wink, move, cry, look at the same things, and sleep together. But they never see each other. It is called friendship. Your desire is your motivation which comes from your belief, your belief is based on your peace and happiness that are also the aim of your life and your paradise. Be true and faithfull to our friends.” Friends week”. Wish you a merry Christmas and a happy new year! ( Bạn có biết mối quan hệ giữa đôi mắt không? Chúng nhấp nháy cùng nhau, chúng di chuyển cùng nhau, chúng khóc cùng nhau, chúng cùng nhìn mọi thứ và chúng ngủ với nhau – Nhưng chúng không bao giờ nhìn thấy nhau. Đó gọi là Tình bạn. Khát vọng của bạn chính là động cơ, động cơ của bạn chính là lòng tin, lòng tin của bạn chính là sự yên vui, sự yên vui đó là cái đích của bạn, cái đích đó là thiên đường của bạn. Sống hết lòng vì bạn bè. “Tuần lễ những người bạn”. Gửi đến tất cả những người bạn của tôi.Chúc bạn đón nhận tháng Giáng sinh an lành và một năm mới hạnh phúc!)

>> NGUỒN: ST

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

100 ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT BẠN ĐÃ BIẾT?

Hôm nay, hãy cùng Benative Việt Nam học ngay 100 động từ tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất trong bài viết dưới đây ngay nhé. Những động từ thông dụng dưới đây sẽ là nền tảng vững chắc cho trình độ ngoại ngữ của bạn tốt hơn.

 
   100 ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT BẠN ĐÃ BIẾT?
Cùng học ngay 100 động từ tiếng Anh
                               
1. Be /bi/ thì, là, ở
2. Have /hæv/ có
3. Do /du/ làm
4. Say /seɪ/ nói
5. Get /gɛt/ lấy
6. Make /meɪk/ làm
7. Go /goʊ/ đi
8. See /si/ thấy
9. Know /noʊ/ biết
10. Take /teɪk/ lấy
11. Think /θɪŋk/ nghĩ
12. Come /kʌm/ đến
13. Give /gɪv/ cho
14. Look /lʊk/ nhìn
15. Use /juz/ dùng
16. Find /faɪnd/ tìm thấy
17. Want /wɑnt/ muốn
18. Tell  /tɛl/ nói
19. Put /pʊt/ đặt
20. Mean /min/ nghĩa là
21. Become /bɪˈkʌm/ trở thành
22. Leave /liv/ rời khỏi
23. Work /wɜrk/ làm việc
24. Need /nid/ cần
25. Feel /fil/ cảm thấy
26. Seem /sim/ hình như
27. Ask /æsk/ hỏi
28. Show /ʃoʊ/ trình diễn
29. Try /traɪ/ thử
30. Call /kɔl/ gọi
31. Keep /kip/ giữ
32. Provide /prəˈvaɪd/ cung cấp
33. Hold /hoʊld/ giữ
34. Turn /tɜrn/ xoay
35. Follow /ˈfɑloʊ/ theo
36. Begin /bɪˈgɪn/ bắt đầu
37. Bring /brɪŋ/ đem lại
38. Like /laɪk/ như
39. Going /ˈgoʊɪŋ/ đi
40. Help /hɛlp/ giúp
41. Start /stɑrt/ bắt đầu
42. Run /rʌn/chạy
43. Write /raɪt/ viết
44. Set /sɛt/ đặt để
45. Move /muv/ di chuyển
46. Play /pleɪ/ chơi
47. Pay /peɪ/ trả
48. Hear /hir/ nghe
49. Include /ɪnˈklud/bao gồm
50. Believe /bɪˈliv/ tin tưởng
51. Allow /əˈlaʊ/ cho phép
52. Meet /mit/ gặp gỡ
53. Lead /lid/ dẫn dắt
54. Live /lɪv/sống
55. Stand /stænd/ đứng
56. Happen /ˈhæpən/ xảy ra
57. Carry /ˈkæri/ mang
58. Talk  /tɔk/ nói chuyện
59. Appear /əˈpɪr/ xuất hiện
60. Produce /ˈproʊdus/ sản xuất
61. Sit /sɪt/ ngồi
62. Offer /ˈɔfər/ yêu cầu
63. Consider /kənˈsɪdər/ cân nhắc
64. Expect /ɪkˈspɛkt/ chờ đợi
65. Suggest /səgˈʤɛst/ đề nghị
66. Let /lɛt/ cho phép
67. Read /rid/ đọc
68. Require /ˌriˈkwaɪər/ yêu cầu
69. Continue /kənˈtɪnju/ tiếp tục
70. Lose /luz/ thua cuộc
71. Add /æd/ thêm vào
72. Change /ʧeɪnʤ/ thay đổi
73. Fal /fɔl/ ngã
74. Remain /rɪˈmeɪn/ còn lại
75. Remember /rɪˈmɛmbər/ nhớ lại
76. Buy /baɪ/ mua
77. Speak /spik/ nói
78. Stop /stɑp/ dừng lại
79. Send /sɛnd/ gửi
80. Receive /rəˈsiv/ nhận
81. Decide /ˌdɪˈsaɪd/ quyết định
82. Win /wɪn/ chiến thắng
83. Understand /ˌʌndərˈstænd/ hiểu
84. Describe /dɪˈskraɪb/ miêu tả
85. Develop /dɪˈvɛləp/  phát triển
86. Agree /əˈgri/ đồng ý
87. Open /ˈoʊpən/ mở
88. Reach /riʧ/ đạt tới
89. Build /bɪld/ xây dựng
90. Involve /ɪnˈvɑlv/ liên quan tới
91. Spend /spɛnd/ dành
92. Return /rɪˈtɜrn/ trở lại
93. Draw /drɔ/ vẽ
94. Die /daɪ/ chết
95. Hope /hoʊp/ hy vọng
96. Create /kriˈeɪt/ sáng tạo
97. Walk /wɔk/ đi bộ
98. Sell /weɪt/ đợi
99. Wait /weɪt/ đợi
100. Cause /kɑz/ gây ra

Hy vọng rằng với 100 động từ tiếng Anh trên đây sẽ là bài học hữu ích giúp bạn cải thiện vốn từ của bạn. Trung tâm tiếng Anh Benative chúc các bạn học tốt
ST

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG LÃNH ĐẠO

Giao tiếp là dòng chảy của sự trao đổi thông tin và ý tưởng từ người này sang người khác- một bên truyền tải thông tin, sáng kiến hoặc cảm xúc, ý tưởng, còn một bên thì tiếp nhận những thông tin đó. Giao tiếp hiệu quả chỉ xảy ra khi người nhận hiểu được rõ thông tin chính xác hoặc ý tưởng mà người gửi có ý định truyền đạt.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG LÃNH ĐẠO






 Các vấn đề về giao tiếp thường gặp trong một tổ chức là (Theo Mistry, Jaggers, Lodge, Alton, Mericle, Frush, Meliones, 2008):

  • Hậu quả trực tiếp từ việc giao tiếp không hiệu quả.
  • Các kế hoạch triển vọng bị thất bại do quá trình nhầm lẫn xảy ra.
Việc nghiên cứu các quy trình giao tiếp là vô cùng quan trọng đối với một tổ chức vì chỉ thông qua quá trình này bạn mới có thể đào tạo, điều phối, tư vấn, đánh giá và giám sát nhằm đảm bảo thông tin được xuyên suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP
Giao tiếp với người khác bao gồm ba bước chính:

  • Trước nhất, thông tin được lưu trữ trong tâm trí của người gửi dưới hình dạng một khái niệm, ý tưởng, thông tin, hoặc cảm xúc.
  • Thứ hai là mã hóa, những thông tin này sau đó mới được truyền đạt đến người nhận bằng ngôn từ hoặc biểu tượng khác.
  • Thứ ba là giải mã: Cuối cùng, người nhận diễn giải từ ngữ hoặc biểu tượng dưới một khái niệm hay thông tin mà họ có thể hiểu được.
Khi thông điệp được truyền tải là lúc có hai yếu tố được gửi đi: nội dung và ngữ cảnh. Nội dung ở đây được hiểu là từ ngữ hoặc kí hiệu hay còn gọi là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là những câu được nói và viết ra sao cho có ý nghĩa và đúng ngữ pháp. Tuy nhiên mỗi một từ ngữ bao hàm rất nhiều ý nghĩa khác nhau, hơn nữa cách mà mỗi người chúng ta tiếp nhận và phiên dịch ý nghĩa của ngôn từ cũng rất khác nhau, dẫn đến sự hiểu sai ý ngay cả khi đó là một thông điệp đơn giản nhất.

Ngữ cảnh là cách thức một thông điệp được truyền tải hay còn được gọi là những yếu tố phi ngôn ngữ như giọng điệu, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ tay chân, và trạng thái cảm xúc (giận dữ, sợ hãi, không chắc chắn, tự tin, vv) mà người nghe có thể nhận thấy. Nhiều khi những yếu tố phi ngôn ngữ có thể gây ra sự hiểu lầm đối với người nghe (vì con người thường bị hình ảnh chi phối nhiều hơn âm thanh) nhưng đây vẫn là một phương thức giao tiếp hiệu quả khiến cho chúng ta hiểu nhau hơn.

Các lãnh đạo hay gặp phải một tình trạng chung, đó là dù họ đã mất nhiều thời gian để truyền đạt thông tin cho nhân viên nhưng cuối cùng công việc cũng không được hoàn thành như ý muốn. Đó là khi cấp dưới đã hiểu sai hoàn toàn ý của bạn. Vậy làm thế nào để chắc chắn việc trao đổi giữa bạn và nhân viên đang thực sự hiệu quả? Hãy áp dụng phương pháp Tích cực phản hồi vì đây là cách để kiểm tra liệu người nghe có hiểu đúng ý người nói hay không. Vậy nên giao tiếp là một tương tác hai chiều chứ không phải đến từ một phía, do đó tất cả các bên tham gia đều phải có trách nhiệm trao đổi thông tin.

CÁC RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP

Rào cản giao tiếp bao gồm cả yếu tố tâm lý và yếu tố vật lý:

Văn hóa, kiến thức, và ý kiến chủ quan – Đôi khi chúng ta tiếp nhận thông tin dưới góc nhìn chủ quan của bản thân - văn hóa, kiến thức, và ý kiến cá nhân. Chúng hỗ trợ chúng ta hiểu một thông điệp mới trên cơ sở những trải nghiệm vốn có. Mặt khác chúng can thiệp vào quá trình giao tiếp khiến cho thông điệp bị hiểu khác đi.
Tiếng ồn - Tiếng ồn đến từ môi trường hay các thiết bị xung quanh sẽ gây cản trở lớn đến việc giao tiếp của bạn.
Bản thân chúng ta - Chỉ tập trung vào bản thân mình mà không tập trung vào người khác có thể dẫn đến sự hiểu nhầm, thậm chí xung đột. Cái "Tôi" cần phải được gạt sang một bên để việc giao tiếp trở nên hiệu quả nhất. Có thể kể đến một vài yếu tố gây ra việc đề cao cái tôi quá mức đó là phòng vệ (cảm thấy có ai đó đang tấn công chúng ta), ưu thế (cảm thấy chúng ta hiểu biết hơn mọi người), và bản ngã (cảm thấy chúng ta là trung tâm của vũ trụ).
Nhận thức - Nếu cảm thấy đối tác đang nói quá nhanh, không trôi chảy, không rõ ràng, v...v, chúng ta có thể không nghe người đó nói. Ngoài ra định kiến cá nhân cũng ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe của chúng ta. Chúng ta thường chỉ lắng nghe những người có địa vị cao mà không chú ý đến lời nói của những người có địa vị thấp.
Thông điệp – Bạn thường dễ mất tập trung khi cố hiểu những tiểu tiết thay vì chú ý đến toàn bộ thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Khoa học đã chứng minh rằng sự sao nhãng xảy đến khi bạn nghe thấy một từ khác so với dự đoán của bạn. Như vậy việc nắm bắt thông điệp sai lệch xảy ra khi ai đó sử dụng từ ngữ không giống với từ mà bạn thường dùng.
Môi trường - Đèn quá sáng, một sự việc bất thường xảy ra, một nhân vật quá nổi bật,…đều là các tác nhân khiến cho bạn sao nhãng.
Hạn chế - Chúng ta sai lầm khi cho rằng thông tin hữu ích tự động được truyền đi. Hơn thế nữa chúng ta thường mặc định một thông tin là không có giá trị với một số người hoặc nghiễm nhiên cho là họ đã biết trước thông tin đó rồi. Tất cả các sai lầm trên gây cản trở cho việc truyền thông tin.
Căng thẳng - Người ta thường không sáng suốt nhìn nhận mọi việc khi bị căng thẳng. Những gì chúng ta thấy và tin tưởng tại một thời điểm nhất định bị ảnh hưởng bởi chính tâm lý của chúng ta - niềm tin, giá trị, kiến ​​thức, kinh nghiệm và mục tiêu.
Những rào cản kể trên giống như một màn chắn. Những thông tin được trao đổi giữa người nói và người nghe đều phải đi qua màn chắn này. Do đó việc giao tiếp kém hiệu quả rất dễ xảy ra. Và cách để vượt qua những rào cản này là hãy chủ động lắng nghe và phản hồi tích cực.

CHỦ ĐỘNG LẮNG NGHE

Nghe và lắng nghe không giống nhau. Nghe là hành vi tiếp nhận âm thanh qua tai một cách không có chủ đích. Trong khi đó, lắng nghe là một hoạt động có chọn lọc bao gồm việc tiếp nhận và giải thích ý nghĩa các âm thanh đó, hay nói cách khác, đó là việc giải mã âm thanh sao cho có ý nghĩa.

Nghe được chia thành hai loại chính: chủ động và thụ động. Nghe thụ động xảy ra khi người nhận được thông điệp có ít động lực để lắng nghe một cách cẩn thận, như khi chúng ta nghe nhạc, xem truyền hình, hoặc khi cần tỏ ra lịch sự.

Mỗi phút con người nói được khoảng 100-175 từ, thế nhưng khi lắng nghe có chủ đích họ sẽ nghe được 600-800 từ. Chúng ta thường rơi vào trạng thái tai vẫn đang nghe mà đầu lại nghĩ sang một việc khác bởi vì không phải toàn bộ tâm trí chúng ta tập trung vào câu chuyện đó. Để cải thiện vấn đề này bạn có thể học cách chủ động lắng nghe hay lắng nghe có chủ đích. Lắng nghe có chủ đích là khi bạn muốn nắm bắt thông tin, giải quyết vấn đề, tâm sự, giúp đỡ,… Điều này đòi hỏi người nghe (người nhận) phải chú ý tới lời nói và thái độ của người nói (người gửi). Hơn nữa nó đòi hỏi người nhận nghe hiểu được những thông điệp khác nhau, và sau đó xác nhận lại những điều mình nghe được bằng cách gửi thông tin phản hồi. Lắng nghe có chủ đích tiêu tốn nhiều năng lượng, thậm chí hơn cả việc nói. Sau đây là một vài đặc điểm của người nghe chủ động:

Dành nhiều thời gian lắng nghe hơn là nói chuyện.
Không ngắt lời nói của người khác.
Không trả lời câu hỏi bằng câu hỏi.
Nhận thức định kiến​​. Bởi vì chúng ta đều ít nhiều có định kiến nên cần thiết phải kiểm soát chúng.
Không để những lời nói của người gửi lấn át và gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình.
Để người khác có cơ hội được nói. Không nói mất phần của họ.
Phản hồi sau khi những người khác đã nói xong, không phải trong lúc họ đang nói.
Có sự phản hồi và tương tác với người nói nhưng không ngắt lời họ.
Xem xét mọi khía cạnh của vấn đề, đặt ra các câu hỏi mở và đi đến kết luận.
Tiếp tục nội dung câu chuyện về chủ đề đang được nói đến, không lan man.
Ghi chú ngắn gọn. Điều này buộc họ phải tập trung vào điều đang nói.

PHẢN HỒI

“Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết.”(Khổng Tử)

Phản hồi là khi người nghe diễn đạt lại nội dung của người nói dưới góc nhìn của mình để thông điệp trở nên rõ ràng hơn đối với cả hai bên. Phản hồi có hai dạng: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Cụ thể, phản hồi là việc nhắc lại lời nói, cảm xúc hay ý kiến của người gửi theo cách của bạn, chứ không phải nhắc lại y nguyên lời nói của họ. Khi đó có thể bạn nên đặt câu hỏi là: "Tôi hiểu cảm xúc của bạn như vậy có đúng không?" Ngoài ra phản hồi không chỉ bao gồm các phản ứng bằng lời nói, mà còn cả những phản ứng không lời. Ví dụ gật đầu hoặc bắt tay thể hiện sự đồng tình, nheo mày cho thấy bạn không hiểu ý của người nói, hoặc hít sâu, thở dài thể hiện là bạn đang cảm thấy không hài lòng.

Carl Rogers (1957) liệt kê năm loại chính của việc phản hồi thông tin. Chúng được liệt kê theo tần suất xảy ra trong các cuộc đối thoại hàng ngày (lưu ý rằng chúng ta có thói quen đánh giá người khác hơn là cố gắng thông cảm cho họ):

Đánh giá: Đánh giá lời phát biểu của người khác dựa trên các tiêu chí như giá trị, điểm mạnh, hay mức độ phù hợp.
Diễn giải: Diễn giải để giải thích lại lời phát biểu của người khác.
Hỗ trợ: Cố gắng hỗ trợ, khuyến khích những người khác đưa ra ý kiến cá nhân.
Thăm dò: Cố gắng tiếp thu thêm thông tin, tiếp tục thảo luận, hoặc làm sáng tỏ một luận điểm.
Hiểu biết: Cố gắng hiểu hoàn toàn nội dung lời phát biểu của những người khác.
Hãy thử hình dung giao tiếp hàng ngày sẽ được cải thiện thế nào nếu như người nghe cố gắng tìm hiểu trước khi họ đánh giá những gì người khác nói.

HÀNH VI PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP

Để truyền đạt thông điệp một cách đầy đủ nhất, bạn hãy sử dụng hành vi phi ngôn ngữ, đây là cách làm tăng kênh giao tiếp giữa các cá nhân:

Giao tiếp bằng mắt: Điều này giúp điều chỉnh dòng chảy thông tin. Nó khiến cho người nghe cảm thấy thích thú và người nói trở nên đáng tin cậy hơn. Người biết sử dụng “Giao tiếp bằng mắt” sẽ mở ra một dòng chảy của thông tin và truyền tải đến người nghe sự quan tâm, thích thú, ấm áp, và tin tưởng.
Biểu cảm trên khuôn mặt: Mỉm cười là một tín hiệu mạnh mẽ truyền hạnh phúc, thân thiện, ấm áp, và thích thú. Vì vậy, mọi người sẽ cho rằng bạn đáng yêu, thân thiện, ấm áp và gần gũi hơn nếu bạn cười thường xuyên. Nụ cười có tính lan truyền và khiến cho mọi người có cảm xúc tích cực. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở xung quanh bạn và muốn lắng nghe bạn nhiều hơn.
Cử chỉ: Nếu khi nói chuyện không sử dụng cử chỉ, bạn có thể bị coi là nhàm chán và cứng nhắc. Một phong cách nói sinh động sẽ thu hút sự chú ý khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và dễ hiểu hơn.
Tư thế: Bạn truyền tải nhiều thông điệp thông qua cách bạn nói chuyện và di chuyển. Đứng thẳng và hướng cơ thể về phía người nghe sẽ khiến bạn trở nên gần gũi và thân thiện. Bạn nên nhớ rằng sự gần gũi và tương tác sẽ tăng lên khi mà bạn và người nghe nhìn nhau. Trong khi đang nói chuyện bạn nên tránh nhìn xuống dưới chân hoặc nhìn lên trần nhà bởi vì điều này khiến cho câu chuyện của bạn trở nên kém hấp dẫn.
Sự gần gũi: Mỗi nền văn hóa lại tồn tại một chuẩn mực nhất định về khoảng cách giao tiếp. Có những tín hiệu sẽ báo động với bạn rằng bạn đang xâm phạm vào không gian riêng tư của người khác và khiến họ khó chịu. Một số trong những hành động làm người khác khó chịu là: đung đưa người và chân, va chạm và nhìn chằm chằm không thiện ý.
Giọng nói: Dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm các yếu tố liên quan đến giọng nói như: giọng điệu, cường độ, nhịp điệu, âm sắc, độ lớn, và ngữ điệu. Nhiều người bị phàn nàn rằng giọng nói của họ đều đều khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán và không tập trung vào những gì họ nói. Để tối đa hiệu quả giao tiếp, hãy học cách thay đổi sáu yếu tố làm nên giọng nói của bạn.


MỘT VÀI GỢI Ý CHO BẠN

Nói lời dễ nghe! - William Shakespeare

Khi nói chuyện hoặc cố gắng giải thích điều gì đó, hãy hỏi người nghe xem họ có đang dõi theo lời nói của bạn hay không.
Tạo cơ hội để người nhận thông điệp được bình luận hoặc đặt câu hỏi.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác - quan tâm đến cảm xúc của họ.
Nắm rõ những gì bạn định nói.
Hãy nhìn vào người nghe khi nói chuyện.                  
Hãy chắc chắn rằng lời nói của bạn phù hợp với giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể (hành vi phi ngôn ngữ).
Thay đổi giọng điệu và tốc độ nói của bạn khi cần.
Nội dung nói không được quá chung chung nhưng đừng phức tạp hóa vấn đề.
Giúp đỡ người nghe hiểu rõ thông điệp nếu như họ tỏ dấu hiệu khó hiểu.


CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ GIAO TIẾP

Chúng ta biết rằng nội dung của thông điệp bao gồm:

55% thành phần trực quan
38% thành phần thính giác
7% thành phần ngôn ngữ
Tuy nhiên, tỷ lệ trên chỉ đúng trong một vài ngữ cảnh nhất định. Mehrabian đã từng nghiên cứu để tìm hiểu về cách người nghe tiếp nhận và giải mã thông tin  khi mà người nói có những biểu hiện khó đoán như nét mặt, giọng điệu, và từ ngữ.

Trong một thí nghiệm vào năm 1967, Mehrabian và Ferris đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lời nói, nét mặt, và giọng điệu. Ba đối tượng khác nhau được hướng dẫn nói từ "maybe" (có thể) với ba thái độ khác nhau (tích cực, trung lập hoặc tiêu cực). Tiếp theo, ông chụp ảnh khuôn mặt của ba người mẫu khi họ cố gắng biểu hiện các cảm xúc như thích thú, trung lập, và không hứng thú.

Sau đó, một nhóm người được mời đến để lắng nghe các cách nói từ "maybe", và nhận xét các cách nói này thông qua hình ảnh khuôn mặt của ba người mẫu. Thí nghiệm này đã phát hiện ra rằng cảm xúc và giọng điệu thường không có sự tách biệt rõ ràng, chẳng hạn nhóm thí nghiệm đã đánh giá nét mặt không thích thú lại đi cùng với từ "maybe" được nói với giọng điệu tích cực.

Thí nghiệm trên đã cho ra một phương trình:

y = 0,07x’ + 0,38x” + 0,55x”’

Trong đó:

y là tác động lên người nghe

x’ là ngôn ngữ cử chỉ

x” là giọng nói

x”’ là biểu cảm khuôn mặt

Tuy nhiên, Mehrabian và Ferris vẫn lưu ý các độc giả về hạn chế trong nghiên cứu của họ, "Điều này chỉ đúng trong điều kiện người nói và người nghe không có mối quan hệ nào với nhau." Qua thí nghiệm trên có thể thấy, khi giao tiếp, người nghe đoán biết thái độ từ hình ảnh, âm điệu và ngôn ngữ của người nói. Tuy nhiên các tỉ lệ trên có thể thay đổi rất nhiều do bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như điệu bộ, ngữ cảnh giao tiếp, và mức độ hiểu nhau.

Paul Ekman


Giữa những năm 1960, Paul Ekman đã nghiên cứu và phát hiện ra sáu biểu hiện trên khuôn mặt thường thấy của con người: vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ghê tởm, và bất ngờ. Mặc dù khi công bố, nghiên cứu này đã gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí ông còn bị đuổi xuống sân khấu, bị kì thị và chỉ trích sau đó, nhưng đến bây giờ chúng đã được chấp nhận một cách rộng rãi. Những người phản đối thì vẫn khăng khăng với suy nghĩ là các biểu hiện nét mặt này còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi ngữ cảnh. Ví dụ một người nào đó nói với bạn rằng họ sẽ thực hiện một ý tưởng tuyệt vời, đây sẽ là ý tưởng để đời của họ, và bạn đáp lại bằng câu nói: “Đúng là một ý tưởng thật tuyệt vời!” nhưng trên thực tế bạn lại cau mày nhìn họ và vô cùng thờ ơ với những gì họ nói. Có thể thấy việc hiểu sai thông điệp giao tiếp là do chúng ta không có đầy đủ thông tin về ngữ cảnh. Thử nghĩ mà xem, khi một ai đó gửi tin nhắn và rồi bạn trả lời lại “thật tuyệt” trong khi đang cau mày thì liệu họ có biết được điều này hay không?

Cảm xúc


Hãy tin vào bản năng của bạn bởi cảm xúc không dễ gì bắt chước. Ví dụ, khi bạn đang thực sự hạnh phúc, các cơ miệng khiến bạn cười được điều khiển bởi hệ thần kinh sẽ phản ứng một cách vô cùng tự nhiên. Trong khi đó nếu bạn gượng cười, thì một phần khác của não bộ sẽ kiểm soát điều này và ra lệnh cho một loạt các cơ khác thực hiện việc cười. Đó là lý do vì sao một nhân viên bán hàng vẫn có thể cười với bạn dù anh ta không hề hứng thú.

Tuy nhiên thì vẫn có những người học được cách bắt chước cảm xúc như diễn viên chẳng hạn, nhưng đây là một việc không hề dễ dàng và tốn rất nhiều thời gian. Mặt tốt của việc tự tạo cảm xúc khi đang nói chuyện đó là bạn sẽ dễ dàng đồng cảm với người nói và giải quyết công việc mềm dẻo hơn. Nhưng nếu đó là cảm xúc giả tạo thì chỉ gây thêm bất lợi cho bạn mà thôi (Pinker, 1997).

Vì vậy, cảm xúc không chỉ làm nên các quyết định của chúng ta, mà nó còn tác động không hề nhỏ đến việc ra quyết định của người khác. Tất nhiên ai cũng có quyết định của riêng mình nhưng việc bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người xung quanh là điều không thể tránh khỏi.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Tiếng Anh giao tiếp xứng đáng là ngôn ngữ bá chủ thế giới

Khi bạn đặt chân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và phát hiện rằng luôn có ai đó nói tiếng Anh giao tiếp thật trôi chảy. Nhưng từ khi nào và tại sao tiếng Anh lại là ngôn ngữ chính dành cho các quốc gia ở cách xa nhau như Anh và Polynesia thuộc Pháp? Chúng ta cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu nhé! 


Tiếng Anh giao tiếp xứng đáng là ngôn ngữ bá chủ thế giới





9 lý do khiến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến

Bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm những lý do chứng minh cho tiếng Anh là ngôn ngữ bá chủ trên thế giới và được sử dụng làm ngôn ngữ chính trong những cuộc trao đổi cũng như tại các phiên họp mang tầm cỡ quốc tế, đa quốc gia.

1. Ngôn ngữ phổ biến 


Tùy theo cách chúng ta tính toán, bên cạnh gần 400 triệu người bản xứ, tiếng Anh được nói bởi từ 1 đến 1,6 triệu người khác trên thế giới, trên 1/ 4 dân số thế giới hiện đang sử dụng ngôn ngữ này hay luôn có ai đó đang nói tới tiếng Anh.

2. Dùng trong kinh doanh 

Với các trụ sở kinh doanh chính tại các trung tâm tài chính trên thế giới như Anh và Mỹ, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thương mại mặc định từ lâu. Một phần cũng có thể là do những người nói không phải là đối tượng đầu tiên muốn học một ngôn ngữ khác và bằng cách nào đó, chúng ta phải tìm một ra cơ sở chung với mọi người trên thế giới.

3. Các bộ phim lớn đều sử dụng tiếng Anh

Hollywood hiện là trung tâm giải trí lớn trên thế giới, do đó một cách tự nhiên, tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ chính mà các nhà sản xuất phim hay dùng. Tất nhiên, các bộ phim thường được lồng tiếng, tuy nhiên nhiều người vẫn thích xem bằng ngôn ngữ gốc của phim hơn.

4. Dễ học 

Điều này có thể gây tranh cãi nhưng còn tùy thuộc vào người bạn đang nói chuyện, nhưng nhìn chung thì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ khó học. Từ vựng tiếng Anh dễ nắm bắt và đang có mối liên hệ với nhiều ngôn ngữ khác, nghĩa là người sử dụng ngôn ngữ khác có thể biết được các khái niệm trong ngoại ngữ có nguồn gốc từ đâu.

5. Có sự liên kết với nhiều ngôn ngữ khác

Một ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và hấp dẫn, trải dài qua các cuộc chiến tranh, xâm lược và ảnh hưởng trên toàn cầu đó chính là tiếng Anh. Các nền văn hóa đến từ nhiều vùng miền khác nhau đã giúp hình thành tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày hiện đại bao gồm La Mã, Viking và Pháp. Do đó, nó là thứ ngôn ngữ lai bao gồm các thành phần của tiếng Latinh, Đức và Rôman.

6. Chúng ta có thể nói một nội dung bằng nhiều cách khác nhau


Một trong những tài sản quý nhất của tiếng Anh là sự linh động: Chúng ta có nhiều cách khác nhau để giải thích cho cùng một điều nhờ vào lượng từ vựng rất lớn. Theo một số thống kê, hiện tiếng Anh có trên 750.000 từ và mỗi năm một được bổ sung thêm số từ mới.

7. Có sự khác nhau so với các ngôn ngữ trên thế giới

Một sự phát triển gần đây trong các cuộc cách mạng tiếng Anh đó chính là sự xuất hiện của các phương ngữ tại những quốc gia nói ngoại ngữ chuẩn. Cả ba quốc gia như Anh, Úc và Mỹ đều có cách nói và phát âm khác nhau, do ảnh hưởng bởi các sự kiện văn hóa hay lịch sử đã hình thành nên sự phát triển của ngôn ngữ này.

8. Sự linh hoạt của tiếng Anh

Những người nói tiếng Anh giao tiếp giỏi phi bản ngữ học tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thứ hai nhận xét rằng: “Có rất nhiều cách để diễn đạt về cùng một nội dung, đây cũng chính là lý do khiến tiếng Anh không phân biệt đối xử, chúng ta có thể sử dụng theo cách mà mình thích. Các nước như Singapore hiện nay đã áp dụng khái niệm này, sáng tạo ra một loại ngoại ngữ hoàn toàn mới được gọi là “Singlish” được hấp thụ nhiều mặt của các ngôn ngữ khác như Trung Quốc và Malay.

Bạn có thấy được sự phổ biến và quan trọng của tiếng Anh giao tiếp không? Nếu nhận thấy được tính ứng dụng phổ biến của nó trên thực tế thì chúng ta còn đợi gì mà không nhanh chân đến trung tâm Anh ngữ Benative trải nghiệm và nâng cao trình độ ngay thôi!