Học tiếng Anh nội trú Benative

Mô hình học tiếng Anh Homestay độc đáo, học - ăn - ở cùng Tây 24/7, môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Lập mục tiêu thành công theo nguyên tắc Smart


Chắc hẳn bạn đã từng nghe về việc thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc Smart. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên tắc Smart này, bởi vì, việc lập mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi người đấy! 

Lập mục tiêu thành công theo nguyên tắc smart

S – Specific: Càng cụ thể càng tốt

Một mục tiêu “thông minh” đầu tiên phải được thiết kế một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được. Nhà giáo dục học nổi tiếng Jack Canfield trong quyển sách Những Nguyên Tắc thành công cho rằng “Một mục tiêu mơ hồ sẽ cho một kết quả mơ hồ mà thôi”.
Một trong những cách người ta dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về chúng. Chẳng hạn, mục tiêu trong 10 năm tới của tôi là mua một ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa cụ thể. Tôi nhắm mắt lại, hình dung ra ngôi nhà tôi đang ở sẽ to như thế nào?
Màu sơn là gì?
Có bao nhiêu phòng?
Những vật dụng trang trí trong phòng gồm những gì? Xung quanh ngôi nhà sẽ được thiết kế ra sao?
Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêu của mình, bạn càng biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.

M – Measurable: Đo lường được

Nghĩa là mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Nguyên tắc Smart đảm bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm được. Bạn biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu.
Chẳng hạn, bạn muốn có một nguồn tài chính ổn định, thì “ổn định” với bạn là như thế nào? Có thể là nguồn thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/ tháng. Những con số tròn trĩnh mà bạn đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẩy nâng tinh thần, động lực của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn. Nếu không, không những bạn không tạo cho mình niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung vào mục tiêu, mà còn cảm thấy chán nản, không được khích lệ và dễ bỏ cuộc.

A – Atainable: Tính khả thi

Kim Lan, một người bạn của tôi có vóc dáng khá tròn trĩnh. Cô ấy cao 1m 57 trong khi nặng 60 kg. Trước sự ngại ngùng, lo lắng về cơ thể, Lan đưa ra chỉ tiêu giảm 10kg trong vòng 1 tháng. Bạn có thể nhận thấy đó thực sự là một mục tiêu không dễ thực hiện chút nào phải không?
Tính khả thi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là bạn suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản. Qúa dễ dàng làm cho bạn không cảm thấy thích thú và được thách thức.
Vì thế, hãy biết lượng sức mình kèm theo một chút thách đố về sự kiên trì của bản thân, bạn nhé!

Xem thêm
 

R – Realistic: Tính thực tế

Mục tiêu bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời với thực tế, bạn có thể vận dụng đủ các nguồn lực để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến. Để làm được điều này, bạn hãy ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, thời gian, nguồn hỗ trợ…xem bạn có thực hiện được mục tiêu không.
Tôi từng nghe bạn tôi trong một phút ngẫu hứng, nói rằng cô ấy đề ra quyết tâm sẽ đi du lịch vòng quanh Trung Quốc trong năm. Tôi trông đợi được xem những bức ảnh đất nước Trung Hoa xinh đẹp đến những giây phút cuối năm mà chẳng thấy đâu cả. Đơn giản vì cô ấy chẳng thể đi du lịch vì kinh phí quá lớn trong khi tài chính của cô thì quá eo hẹp. Cô ấy đã không lường trước những khoản tiền lớn với giá vận chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ, …

T – Time bound: Cuộc hẹn cho mục tiêu

Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ thể. Nó tạo cho bạn một đường biên xác định thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Trong quá trình cố gắng, bạn biết được bạn đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh mức độ phấn đấu.

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART:

Tôi sẽ thi đại học Y Dược và trở thành bác sỹ nha khoa vào năm 25 tuổi
5 năm nữa, thu nhập của tôi ít nhất là 10 triệu đồng/tháng
Tôi sẽ đọc 1 quyển sách/ tháng
Tôi sẽ tìm cho công ty 4 hợp đồng mỗi tháng
Mỗi tuần tôi sẽ “nghiên cứu” và làm thử một món ăn mới cho gia đình
Bạn có nhận thấy việc thiết kế mục tiêu cho bản thân là cả một nghệ thuật không?
Nếu bạn xây dựng chúng dựa trên những ý tưởng trên đây, tôi tin rằng bạn sẽ thành công. Hơn nữa, khi bạn đạt được thành công với một mục tiêu nho nhỏ nào đó, chúng sẽ trở thành động lực và điểm tựa để bạn nỗ lực ở những mức độ cao hơn. Vì thế, hãy cố gắng từ những bước khởi đầu và kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng bạn nhé!
Theo Trí thức trẻ

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

4 bí quyết giao tiếp thành công của người Nhật


Diện tích nhỏ bé, ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng Nhật đã là một nền kinh tế hùng mạnh mà các quốc gia khác phải kiêng nể. Vì sao? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của người Nhật: độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Đó là những bài học quý cho bất kỳ ai muốn thành công. 

Trong giao tiếp của người Nhật có rất nhiều điều chúng ta nên học hỏi
Trong giao tiếp của người Nhật có rất nhiều điều chúng ta nên học hỏi

1. Tôn trọng quyết định của nhóm

Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”.
Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể.
Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.

2. Nói giảm, nói tránh

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.

Văn hóa đúng giờ của người Nhật
Văn hóa đúng giờ của người Nhật

3. Đúng giờ

Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội.
Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Cách đơn giản nhất thể hiện lòng tự trọng là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút so với giờ hẹn.
Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.

4. Duy trì liên lạc

Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ.

Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.

Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên tầm cao bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.
>> Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

5 lời khuyên làm chủ nghệ thuật giao tiếp từ Larry King

Muốn làm chủ nghệ thuật giao tiếp, tài ăn nói rất quan trọng. Một trái tim chân thành còn quan trọng hơn.
Có thể xem Larry như một bậc thầy về nghệ thuật giao tiếp. Suốt 60 năm gắn bó với nghề dẫn chương trình truyền hình, Larry đã trò chuyện với mọi kiểu người: chính trị gia, ngôi sao ca nhạc, vận động viên thể thao, phi công và thậm chí là anh thợ gỗ. Quãng thời gian đủ dài để Larry đúc kết những bài học quý báu. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem đó là những nghệ thuật gì? 

 
Larry là một bậc thầy về nghệ thuật giao tiếp với tài ăn nói khéo léo
Larry là một bậc thầy về nghệ thuật giao tiếp với tài ăn nói khéo léo

1. Đối thoại dựa trên tinh thần dân chủ

Một cuộc đối thoại hiệu quả là cuộc đối thoại mà mọi người tham gia đều có quyền nêu lên quan điểm, thể hiện thái độ của mình đối với vấn đề đang tranh cãi. Trong trường hợp đối thoại hai người, bạn cần phải dành thời gian lắng nghe đối phương và cũng khôn khéo không để đối phương chiếm luôn thời gian nói của mình.
Trong trường hợp đối thoại nhiều người (từ ba người trở lên), cần phải chọn ra một người dẫn dắt câu chuyện. Nhiệm vụ của người dẫn dắt không chỉ là lắng nghe mà còn phải tạo cơ hội cho để ai cũng có phần. Đừng để kết thúc buổi nói chuyện mà một số người bực bội vì chưa thể bày tỏ chính kiến bản thân.
Điều quan trọng cần nhớ nữa: Dù cho lời người đó nói có khó chịu hay dễ chịu, hãy đáp lại bằng một nụ cười và bình luận khách quan. Như vậy, đối phương sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và mong muốn đóng góp tích cực cho buổi đối thoại. Sẽ rất dở khi bạn chỉ biết đáp lại sự chân thành của người khác bằng những tiếng ậm ờ.

2. Kiên nhẫn với người hay xấu hổ

Nếu một ai đó muốn nói nhưng họ lại quá dè dặt, hãy nhẫn nại với họ. Đừng tỏ thái độ mặt nặng mày nhẹ, họ sẽ nghĩ họ đang lãng phí thời gian của bạn và 99% cuộc đối thoại đi tới thất bại. Đừng hỏi dồn dập, họ sẽ bối rối dẫn tới sự lủng củng trong diễn đạt.
Những người này hay có thói quen đột ngột dừng lại giữa lúc nói và nhìn quanh quẩn khán phòng. Đó là lúc họ băn khoăn mình nói có ổn không và họ đang rất cần sự ủng hộ. Hãy cho họ một dấu hiệu nào đó để họ biết họ đang làm rất tốt công việc của mình, ví dụ như  giơ hai ngón tay tạo hình chữ V (Victory) hoặc đơn giản hơn là một cái gật đầu.

3. Nhận dạng điểm chung

Có lần Larry King phỏng vấn một cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh thế giới II. Người cựu chiến binh này từng bắn hạ tám máy bay Đức, thế mà khi lên truyền hình anh ta dè dặt đến lạ lùng. Suốt phần đầu buổi trò chuyện, Larry King dường như không lấy được chút thông tin gì từ anh ta.
Thế rồi Larry đổi phương án tiếp cận. Larry hỏi: “Nếu trên bầu trời xuất hiện sáu máy bay địch, anh có dám nhảy lên máy bay và đánh nhau với chúng không?”. “Tất nhiên rồi”, vị quân nhân đáp, “Tại sao vậy?”.
Cuộc trò chuyện trở nên cởi mở hơn mong đợi. Hai người bắt đầu nói chuyện về nỗi sợ, về những thứ người ta sợ và cả sự vắng mặt của nỗi sợ. Larry rất tự hào về buổi nói chuyện đó. Chỉ cần bạn biết được điều người khác quan tâm, bạn sẽ chinh phục họ. 
Biết được điều người khác quan tâm bạn sẽ chinh phục được họ
Biết được điều người khác quan tâm bạn sẽ chinh phục được họ

4. Chân thành và khéo léo

Ngày đầu tiên lên đài, Larry King sợ tới vỡ mật. Ông không thể nghĩ ra điều gì hay ho để nói. Ông quyết định nói với thính giả: “Tôi sợ quá. Đây là lần đầu của tôi”. Đó là bài học quý giá của Larry King: Nếu bạn nói sự thật, bạn không thể nào đi sai hướng.
Riêng trường hợp của Larry, sự thành thực đã tạo ra sự cảm thông. Những vấp váp Larry mắc phải buổi hôm đó được thính giả cho qua. Nói cách khác, Larry đã rất tự nhiên lôi kéo thính giả về phía mình.
Tuy nhiên, sự thành thực có giới hạn. Bạn không thể cứ thấy gì nói đó. Đừng nói với người phụ nữ rằng “Cô béo quá” dù cô ấy có hơi thừa cân và đừng nói với người đàn ông rằng “Anh hôi quá” dù anh ta có hơi bốc mùi. Đó là chuyện tế nhị, chuyện riêng của mỗi người.

5. Tôn trọng và học hỏi

Những người bạn giao tiếp cùng, không phải người nào cũng xuất thân từ tầng lớp thượng lưu và không phải người nào cùng suy nghĩ như bạn. Nhưng đó không phải lý do bạn khinh rẻ họ, đả kích cá nhân, chê bai, sỉ nhục. Thay vì vậy, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để phân tích xem tại sao họ nghĩ như thế. Có những người mà nếu bạn không nhìn từ góc nhìn chung, họ thật xấu xa, ích kỷ, kỳ quặc.
Khi bạn đã chấp nhận sự khác biệt, bắt đầu tìm kiếm những cái hay từ sự khác biệt đó. Tiếp thu sự khác biệt sẽ làm vốn sống của bạn trở nên phong phú, biến bạn thành một con người thú vị hơn, vị tha hơn và dễ lôi cuốn người khác hơn. Đối thoại thành công không chỉ là sự trao đổi quan điểm đơn thuần giữa người với người mà còn là hành trình học hỏi tự nguyện và bổ ích.
>> Nguồn: therichest.vn

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Giao tiếp văn phòng – 4 nguyên tắc cần nhớ


Không chỉ những bạn trẻ mới đi làm mà không ít người có thâm niên công tác vẫn cảm thấy mông lung, khó định hướng khi phải hài hòa rất nhiều mối quan hệ và vô số các nghi lễ khác nhau nơi công sở? Một số nguyên tắc cho những tình huống giao tiếp văn phòng dưới đây sẽ là những kinh nghiệm không thừa cho mỗi chúng ta. 

Giao tiếp văn phòng

Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ nhất – Tôn trọng danh thiếp

Trao đổi danh thiếp khi gặp gỡ ban đầu là việc làm phổ biến bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau của dân công sở. Nó thể hiện rằng, bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai và mỗi một nền văn hóa có một hình thức trao danh thiếp riêng. Song điểm chung cần lưu ý là khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó. Sẽ không hại gì khi nhớ tên của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất.

Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ hai – Làm hài lòng các “cây cao bóng cả”

Bằng việc luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác. Bạn cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân họ (dĩ nhiên không tính những thành phần “con ông cháu cha”).

Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ ba – Động lực qua các khẩu hiệu

Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Vì thế, mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần ý thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất. Hãy ghi các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi.

Nguyên tắc giao tiếp văn phòng thứ tư – Văn phòng không phải toà án

Đối với nhiều người, một không khí làm việc quá nghiêm túc thật sự gây ngột ngạt. Bạn không cần phải coi văn phòng của mình như thánh địa, nhưng cũng không có lý do gì để cư xử như thể đó là nhà đứa bạn thân của bạn. Một hình ảnh và tư cách chuyên nghiệp sẽ làm tăng sự tôn trọng đối với công việc và nhờ đó làm tăng năng suất. Đồng thời, biết cư xử, xã giao và thoải mái với đồng nghiệp bên ngoài nơi làm việc, bạn sẽ được sống với chính mình.
>> Nguồn: Kyna.vn